213
/
129230
Vì sao xem đá banh qua internet luôn nghe ‘Vào!’ sau hàng xóm?
vi-sao-xem-da-banh-qua-internet-luon-nghe-vao-sau-hang-xom
news

Vì sao xem đá banh qua internet luôn nghe ‘Vào!’ sau hàng xóm?

Thứ 5, 09/06/2022 | 19:17:00
3,018 lượt xem

Không phải tốc độ đường truyền mà chính độ trễ tín hiệu là nguyên nhân chính khiến người xem bóng đá qua internet chịu cảnh ăn mừng bàn thắng sau nhà hàng xóm.

Xem đá banh không chỉ hứng khởi với nhiều người bởi tình yêu với "môn thể thao vua" mà còn bởi sự hồi hộp của những tình huống trận đấu mang lại. Tuy nhiên, sự hồi hộp đó cùng niềm phấn khích sẽ suy giảm phần nào khi nhà mình đang xem các cầu thủ triển khai tấn công, trong khi hàng xóm đã hô vang: "Vàooooo!".

Hiện tượng "lệch sóng" này bắt đầu từ khi có công nghệ truyền hình kỹ thuật số và tiếp tục diễn ra ở thời đại internet tốc độ cao khi nhiều người có thói quen xem nội dung trực tuyến qua mạng.

Xem bóng đá qua internet ngày càng phổ biến vì sự tiện lợi 

Hiện nay, có 3 công nghệ chính sử dụng trong lĩnh vực truyền hình để truyền tải tín hiệu gồm: sóng vô tuyến (analog), kỹ thuật số (digital) và OTT (qua phần mềm sử dụng kết nối internet). Công nghệ cấp tín hiệu là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng "hô trước, hô sau" thường gặp, không phải do tốc độ của đường truyền nên dù có mạng internet tốc độ cao, người dùng vẫn nghe tiếng hàng xóm ăn mừng trước nếu họ sử dụng hình thức phát sóng khác. 

Trong 3 dạng kể trên, analog dù "cao tuổi" nhất lại có tốc độ truyền nhanh nhất. Do vậy, những gia đình hoặc địa điểm xem đá bóng (hay bất cứ chương trình truyền hình khác) phát qua công nghệ này đều xem nội dung trước một quãng thời gian ngắn so với các nhà dùng truyền hình kỹ thuật số và truyền hình qua internet. Tuy nhiên, công nghệ analog đã quá cũ và chất lượng đường truyền không ổn định, bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, vật cản...

Để hạn chế điểm yếu của sóng vô tuyến, truyền hình kỹ thuật số ra đời với chất lượng truyền tải ổn định hơn, nhưng tốc độ tín hiệu không bằng analog truyền thống. Công nghệ này gồm các dạng truyền tín hiệu qua cáp, truyền hình mặt đất và vệ tinh. Trong đó, truyền hình số mặt đất DVB-T2 là công nghệ phổ biến tại Việt Nam hiện nay, ưu điểm là truyền được xa, chất lượng tốt nhưng do cần bộ giải mã nên tốc độ bị ảnh hưởng.

Truyền hình cáp phổ biến từ nhiều năm trước và tới nay vẫn còn một số nơi sử dụng (chủ yếu ở các vùng nông thôn, ngoại thành). Công nghệ này sử dụng dây (cáp) để truyền tín hiệu nên tốc độ cao và ổn định nhưng cũng đã cũ. Đối với truyền hình số vệ tinh, tốc độ là yếu tố bị ảnh hưởng nặng nhất do tín hiệu từ đài phát được đưa lên vệ tinh rồi truyền ngược về Trái Đất, tới thiết bị thu tại gia, qua bộ giải mã mới tới TV phát.

Độ trễ cao nhất trong số các hình thức truyền phát tín hiệu truyền hình phổ biến hiện nay chính là qua ứng dụng OTT sử dụng internet. Phương thức này có ưu điểm lớn là thuận tiện khi có thể xem bất kỳ đâu, trên nhiều dạng thiết bị thông minh khác nhau, từ điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính cá nhân, TV..., chỉ yêu cầu người dùng có máy kết nối được internet và băng thông mạng đủ tốt để xem mà không gây gián đoạn.

Nội dung phát qua ứng dụng OTT được chuyển tiếp từ một nguồn phát kỹ thuật số, trải qua các khâu đóng gói, giải nén dữ liệu nên độ trễ cao. Chất lượng đường truyền internet cũng ảnh hưởng đến việc phát sóng.

Như vậy, khi bạn xem đá banh mà thấy hàng xóm ăn mừng bàn thắng trước nhà mình thì có nghĩa họ sử dụng công nghệ truyền hình... cũ hơn. Một cách dễ hình dung nhất, nếu 3 nhà A, B, C gần nhau lần lượt xem đá banh qua sóng vô tuyến, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình OTT, thứ tự hô "Vàoooo!" sẽ bắt đầu từ gia đình A trong khi C là nhà cuối cùng biết về bàn thắng được ghi.

Theo Anh Quân/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/vi-sao-xem-da-banh-qua-internet-luon-nghe-vao-sau-hang-xom-post1466977.html

  • Từ khóa

Mở mạng là gặp 'bẫy lừa': Cảnh giác những khóa học trải nghiệm

Nhiều đơn vị đã và đang cảnh báo việc những kẻ giăng "bẫy lừa" mạo danh tổ chức các khóa học trải nghiệm hè, kỹ năng cho học sinh.
08:31 - 05/05/2024
365 lượt xem

Lấy khoa học-công nghệ làm động lực tăng trưởng mới

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Thành phố Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học-công nghệ và đổi mới sáng...
16:30 - 03/05/2024
1,326 lượt xem

Vì sao Apple không hỗ trợ sạc siêu nhanh cho iPhone?

Vấn đề sạc nhanh chậm của Apple tiếp tục trở thành chủ đề nóng khi các quyết định của công ty về công nghệ pin và sạc đều dựa trên sự cân nhắc toàn diện ở...
14:46 - 03/05/2024
1,332 lượt xem

Chất liệu tương lai của ngành thời trang

Các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng các loại nấm để chế tác thành mũ, túi xách, đồ trang sức và đồ trang trí.
11:42 - 03/05/2024
1,420 lượt xem

Loạt ông lớn công nghệ tìm đến Đông Nam Á, vì sao?

Chỉ trong 5 tháng (từ tháng 12-2023 đến đầu tháng 5-2024), Đông Nam Á đã đón tiếp CEO của 3 'gã khổng lồ' công nghệ Microsoft, Nvidia và CEO Apple.
09:48 - 03/05/2024
1,468 lượt xem