205
/
153098
Dự án hồ thủy lợi Ka Pét: Vị trí có tối ưu? ĐTM thế nào?
du-an-ho-thuy-loi-ka-pet-vi-tri-co-toi-uu-dtm-the-nao
news

Dự án hồ thủy lợi Ka Pét: Vị trí có tối ưu? ĐTM thế nào?

Thứ 5, 07/09/2023 | 21:49:07
1,838 lượt xem

Tại buổi họp báo về dự án hồ thủy lợi Ka Pét do UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức, hàng chục câu hỏi đặt ra liên quan đến vị trí dự án, phương án trồng rừng thay thế, dữ liệu đánh giá tác động môi trường...

Liên quan đến câu hỏi về vị trí dự án hồ thủy lợi Ka Pét đã tối ưu chưa? Vì sao không chia nhỏ dung tích hồ liên kết với nhau hoặc xây dựng các hồ đập khác để tránh thiệt hại 600 ha rừng? Đại diện tư vấn dự án hồ thủy lợi Ka Pét cho biết phải phụ thuộc vào nguồn nước, lưu vực vùng thu nước để thiết kế hồ.

"Nếu làm hồ mà không sinh thủy thì không hiệu quả. Việc xây dựng hồ còn liên quan an toàn của hồ chứa, tức an toàn của công trình. Muốn kết nối các hồ (trong trường hợp chia nhỏ dung lượng hồ) còn phải phụ thuộc địa hình. Ka Pét là hồ vùng cao, kết nối với các kênh mương phía dưới, sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất", ông Nguyễn Công Thành, đại diện tư vấn thiết kế, nêu.

Tư vấn nói gì về vị trí  hồ Ka Pét 'nuốt' mất 600 ha rừng ? - Ảnh 1.

Ông Phan Thanh Hoàng, đại diện Chủ đầu tư dự án hồ thủy lợi Ka Pét báo cáo quá trình thực hiện dự án. QUẾ HÀ

Có 2 vị trí nhưng vẫn chọn Ka Pét

Cũng theo ông Nguyễn Công Thành, hiện nay hệ thống kênh, mương bên dưới khá hoàn chỉnh. Hồ thủy lợi Ka Pét trữ nước lại trên cao và phân phát nước theo hệ thống kênh mương này. Tư vấn đã nghiên cứu hết vùng này, chỉ có 2 vị trí nhưng phải chọn vị trí hồ Ka Pét vì nó có thể sinh thủy. Vị trí 2 dưới cầu Bà Bích, không được chọn vì sẽ ngập toàn bộ đường giao thông hiện tại.

Trả lời câu hỏi, Bình Thuận còn xây 12 hồ thủy lợi nữa, vì sao không xây các hồ khác trước mà xây Ka Pét lúc này? Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận Nguyễn Hữu Phước, cho rằng, phải ưu tiên xây dựng hồ Ka Pét trước theo quy hoạch đã được phê duyệt. Mặt khác, khu vực dự án hiện nay mới tưới được hơn 15% diện tích, còn lại chưa được tưới, nên phải ưu tiên xây Ka Pét trước. Tiếp theo sẽ là hồ thủy lợi La Ngà 3.

Tư vấn nói gì về vị trí  hồ Ka Pét 'nuốt' mất 600 ha rừng ? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Công Thành, đại diện đơn vị tư vấn thiết kế phát biểu tại buổi họp báo. QUẾ HÀ

Cũng theo ông Phước, đã có phương án xây dựng dung tích 69 triệu m3, nhưng tỉnh đã chọn phương án 51 triệu m3. Ông Phước lý giải: "Vì đây là phương án vừa kinh tế vừa giữ được rừng (mất diện tích rừng ít hơn). Phương án này đã được Bộ NN - PTNT thẩm định và phê duyệt".

Về việc tại sao không làm hồ nhân tạo, chia nhỏ dung tích rồi liên kết các hồ với nhau, ông Phước cho rằng phương án đó đã tính đến nhưng không hiệu quả. "Bình Thuận có lượng nước mưa hơn 5,4 tỉ m3/năm. Trong khi các hồ chứa hiện nay mới chứa được 400 triệu m3, rất lãng phí nước. Do vậy chỉ có giải pháp làm hồ chứa là phù hợp nhất hiện nay, không thể làm hồ nhân tạo vì nó vừa không hiệu quả kinh tế, vừa lãng phí nước", ông Phước lý giải.

Tư vấn nói gì về vị trí  hồ Ka Pét 'nuốt' mất 600 ha rừng ? - Ảnh 3.

Phó giám đốc Sở NN- PTNT Lê Thanh Sơn trả lời báo chí tại lòng hồ dự án. D.A

Rừng nguyên sinh hay rừng thứ sinh?

Một loạt câu hỏi được đặt ra tại cuộc họp báo là việc khai thác diện tích rừng này như thế nào? Phương án trồng rừng thay thế ra sao ? Đây là rừng nguyên sinh hay rừng nghèo ?... Ông Lê Thanh Sơn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận khẳng định, đây không phải là rừng nguyên sinh (dù còn nhiều cá thể cây gỗ quý lâu năm). Theo ông Sơn, trước năm 1995, khu vực rừng này đã có sự tác động khai thác gỗ. Sau đó khu rừng này được bảo vệ nghiêm ngặt.

"Như vậy tức là rừng đã có tác động của con người, đã mất cây không còn là rừng nguyên sinh". Diện tích rừng mất đi khi hồ ngập là hơn 600 ha, chỉ bằng 0,15 % diện tích rừng của cả tỉnh hiện nay", ông Sơn nói.

Tư vấn nói gì về vị trí  hồ Ka Pét 'nuốt' mất 600 ha rừng ? - Ảnh 4.

Đại diện đơn vị khảo sát rừng lòng hồ Ka Pét nêu thực trạng rừng còn nhiều cá thể gỗ quý. Q.H

Về việc khai thác gỗ trong khu vực ngập lòng hồ, ông Sơn thông tin đã hoàn thành quá trình điều tra rừng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp theo sẽ thuê đơn vị tư vấn lập phương án khai thác từng cây gỗ, xác định khối lượng, sau đó đấu giá quyền khai thác.

"Khu vực nào sẽ khai thác trước, khu vực nào khai thác sau, bàn giao ranh giới ra sao, quá trình vận chuyển thế nào sẽ được giám sát chặt", ông Sơn nêu.

Về vấn đề trồng rừng thay thế, theo ông Sơn toàn bộ dự án sẽ phải trồng mới rừng thay thế với diện tích là 1.844 ha. Hiện nay Sở NN-PTNT đang khảo sát các vị trí trồng rừng theo Thông tư 25, "trồng trên nhiều loại đất rừng và đất nằm ngoài 3 loại rừng", ông Sơn thông tin.

Tư vấn nói gì về vị trí  hồ Ka Pét 'nuốt' mất 600 ha rừng ? - Ảnh 5.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải chủ trì buổi họp báo. QUẾ HÀ

Khởi công dự án trong quý 2 năm 2024

Hiện nay dự án vẫn chưa xong đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Việc này có ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Lý giải điều này, đại diện tư vấn dự án cho biết do Quốc hội có nghị quyết điều chỉnh dự án, nên các báo cáo về ĐTM phải tính toán lại.

Tư vấn nói gì về vị trí  hồ Ka Pét 'nuốt' mất 600 ha rừng ? - Ảnh 6.

Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh, nơi có dự án hồ thủy lợi Ka Pét phát biểu tại buổi họp báo. QUẾ HÀ

"Hiện nay phải cập nhật lại toàn bộ dữ liệu ĐTM. Trong đó phải lấy ý kiến cộng đồng. Đặc biệt, phải chứng minh đến yếu tố rủi ro là vỡ đập thủy lợi. Do dự án có hơn 137 ha rừng đặc dụng Núi Ông, nên phải thuê tư vấn chuyên ngành đánh giá sự đa dạng sinh học của khu rừng đặc dụng này, phải kiểm đếm từng loài động, thực vật", tư vấn thiết kế nêu.

Về đơn vị thực hiện ĐTM, chủ đầu tư cho biết ban đầu có 4 đơn vị tham gia, nhưng khi nộp hồ sơ chỉ còn 3 đơn vị. Các bước thực hiện ĐTM của đơn vị trúng thầu từ năm 2018 và được thực hiện đúng quy định.

Có mặt tại buổi họp báo, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh Hoàng Thị Kha cho biết: "Đồng bào người Raglai nơi đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Xã chúng tôi cách xa huyện tới 54 km, người dân còn thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mong có dự án này càng sớm càng tốt". 

Cũng theo bà Kha, trong lòng hồ có Dinh Cậu (thờ cúng tâm linh) của đồng bào và khoảng 100 ngôi mộ. Khi thực hiện dự án tỉnh cần quan tâm vấn đề giải tỏa các ngôi mộ của đồng bào. Mặt khác, bà Kha cho rằng trong vùng dự án có hơn 1,5 ha đất lúa và 13,5 ha đất cây lâu năm của đồng bào. Khi triển khai cần có đất thay thế để đồng bào có đất sản xuất, ổn định cuộc sống.

Theo Quế Hà/Thanh niên

https://thanhnien.vn/du-an-ho-thuy-loi-ka-pet-vi-tri-co-toi-uu-dmt-the-nao-185230907200319984.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tây Ninh hội tụ thiên thời, địa lợi, nhân hòa!

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Tây Ninh có tốc độ phát triển nhanh, khí hậu ôn hòa, dư địa đất đai, văn hoá phong phú, người dân nơi đây cần cù, sáng...
19:19 - 05/05/2024
198 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông

Ngày 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông - Bộ Công an.
16:00 - 05/05/2024
286 lượt xem

Bộ trưởng Quân đội Pháp đến Việt Nam: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tinh thần “khép lại quá khứ,...
15:01 - 05/05/2024
311 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị điều phối vùng Đông Nam bộ

Sáng 5.5, tại Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3, nhằm triển khai thực hiện...
14:28 - 05/05/2024
278 lượt xem

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 'Bùn - máu và hoa'

Đến tỉnh Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi được trải nghiệm trong không gian ngập tràn sắc đỏ và thấu hiểu dòng chữ 'Bùn -...
09:02 - 05/05/2024
422 lượt xem