190
/
89622
Bác sĩ: Dùng thuốc sốt rét điều trị Covid-19 'cầu may'
bac-si-dung-thuoc-sot-ret-dieu-tri-covid-19-cau-may
news

Bác sĩ: Dùng thuốc sốt rét điều trị Covid-19 'cầu may'

Thứ 6, 10/04/2020 | 10:35:00
389 lượt xem

Chloroquine là thuốc chữa bệnh sốt rét, được bác sĩ tính toán sử dụng liều lượng thích hợp cho người bệnh Covid-19 với tâm lý "điều trị cầu may".

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết bất cứ bác sĩ nào đối mặt với một bệnh nhân thập tử nhất sinh, sau khi đã sử dụng hết mọi thứ được khuyến cáo nên dùng, đều phải nghĩ đến chuyện "còn thứ gì trong tay thì dùng thứ đó trước khi thua cuộc".

"Người thầy thuốc với đầy đủ kiến thức sẽ cân nhắc giữa lợi và hại nếu dùng thêm một thứ thuốc nào đó được cho là hiệu quả dù chưa được thử nghiệm lâm sàng chứng minh; rồi đi đến quyết định dùng nó như là biện pháp 'cầu may' cuối cùng cho người bệnh của mình", bác sĩ Châu chia sẻ. 

Theo ông, vấn đề quan trọng nhất là bác sĩ phải hiểu rõ rằng "lựa chọn này sẽ có rủi ro", đồng thời cân nhắc, tính toán trước khi dùng. 

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết chloroquine ngoài tác dụng điều trị bênh sốt rét còn có thể chống lại sự nhân lên của virus cúm A, B và một số bệnh lý khác. 

Bác sĩ Phúc cho rằng có khả năng thuốc này đã giúp vợ "bệnh nhân 243" không bị lây nhiễm nCoV từ chồng. Người vợ này có tiền sử mắc bệnh lupus ban đỏ 12 năm, sử dụng đơn thuốc có chloroquine hoặc hydroxychloroquine.

"Ngoài lý do cảm nhiễm và sức đề kháng của mỗi người khác nhau, có thể người vợ sử dụng thuốc chloroquine hoặc hydroxychloroquine chữa lupus ban đỏ nên không bị lây nhiễm từ chồng dù tiếp xúc gần", bác sĩ Phúc phán đoán. "Bệnh nhân 243" ở Mê Linh, Hà Nội, lây nhiễm cho 3 người gồm hai hàng xóm, một chị dâu.

Chloroquine là một chất gốc quinine được người Đức bào chế vào những năm 1930. Khởi đầu thuốc dùng điều trị bệnh sốt rét. Quá trình sử dụng, người ta dần phát hiện những tính chất mới nên có những chỉ định điều trị mới.

Hydroxychloroquine là một hợp chất mới có tác dụng giống chloroquine nhưng ít độc tính hơn, chỉ định điều trị sốt rét, viêm khớp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ bì, sarcoidosis, một số bệnh da do ánh sáng... Ở mỗi loại bệnh cần một liều lượng, cách dùng và thời gian dùng khác nhau.

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, chloroquine là thuốc điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ... Một số quốc gia sử dụng chloroquine/hydroxychloroquine điều trị cho bệnh nhân Covid-19 như Mỹ, Trung Quốc,...   

Tuy nhiên, hiện một số quốc gia đã ngừng sử dụng chloroquine điều trị Covid-19 do có tác dụng phụ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã gỡ bỏ khỏi trang web hướng dẫn về cách kê toa hydroxychloroquine và chloroquine để điều trị nCoV.   

Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương. Ảnh: Giang Huy

Bệnh nhân khám sàng lọc nCoV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy

Các bác sĩ khuyến cáo chloroquine/hydroxychloroquine là thuốc bắt buộc dùng phải có chỉ định của bác sĩ nên người dân không được tự ý sử dụng. 

Đối với Covid-19, hiện vẫn chưa có thuốc hay vaccine chính thức nào được phê duyệt trong điều trị. Các loại thuốc được xem là tiềm năng vẫn trong giai đoạn thử nghiệm ở các bệnh viện.   

Theo bác sĩ Phúc, chloroquine có thời gian bán hủy từ 2,5 đến 10 ngày. Nếu tích trữ và uống đều đặn hàng ngày, khi vào cơ thể thuốc sẽ tích lũy dần, độc tính cũng vì thế tăng liên tục, gây hại cho cơ thể. Đây là thuốc cực độc với mắt, máu, gan, thận, đặc biệt là tim. Thầy thuốc phải tầm soát bệnh nhân kỹ về tim, siêu âm tim, điện tim... rồi mới có thể ra quyết định dùng chloroquine.

Tích trữ chloroquine trong nhà sẽ vô cùng nguy hiểm, uống quá liều có thể tử vong. Loại thuốc này không thiếu, nếu cần trong điều trị, ngành y tế sẽ trang bị đầy đủ.

Hiện, Việt Nam cập nhật liên tục nhiều phác đồ quốc tế, tính toán loại thuốc và liều lượng thích hợp với người Việt trong quá trình điều trị bệnh nhân. 

Các bác sĩ luôn cân nhắc tìm các loại thuốc và liều lượng thích hợp với người bệnh. Có những loại thuốc vốn được dùng để điều trị bệnh khác, nhưng những tác dụng khác có thể áp dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19.  Ngoài chloroquine, bác sĩ có thể dùng thêm thuốc aluvia, vốn điều trị cho bệnh nhân HIV, trong phác đồ điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV.  

Theo Thùy An - Lê Phương/VnExpress

 https://vnexpress.net/bac-si-dung-thuoc-sot-ret-dieu-tri-covid-19-cau-may-4081569.html    

  • Từ khóa

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
300 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
350 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
364 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
453 lượt xem

WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số...
08:17 - 26/04/2024
472 lượt xem