190
/
82623
Ai nên hạn chế ăn hồng giòn?
ai-nen-han-che-an-hong-gion
news

Ai nên hạn chế ăn hồng giòn?

Thứ 6, 22/11/2019 | 11:24:00
1,075 lượt xem

Phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bệnh về dạ dày, gan, thận, trĩ hoặc đang uống thuốc chữa bệnh... không nên ăn nhiều hồng giòn.

Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM cho biết hồng giòn tên khoa học là Diospyros kaki, họ Thị (Ebenaceae). Loại trái này giàu glucose, fructose, sucrose, protein, carotene, vitamin C, citrulline, iốt, canxi, khoáng chất...

Hồng giòn chứa hàm lượng vitamin C cao, đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hàng ngày với cơ thể. Vitamin C kích thích hệ thống miễn dịch, sản xuất các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, nhiễm nấm và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Quả hồng khi chín có màu vàng, ăn giòn và có vị ngọt thanh. Ảnh: Cẩm Anh 

Trái hồng giòn, khi chưa chín hẳn có chứa hàm lượng tanin (chất làm se có vị chát) tác dụng tốt khi bị tiêu chảy, bỏng loét da, xuất huyết. Khi phối hợp với than hoạt tính và magnesium oxide còn giúp giải độc thuốc.

Tuy nhiên, khi ăn một lượng lớn tanin vào cơ thể có thể dễ dàng hấp thu qua môi gây ra các tác dụng phụ có hại như kích ứng dạ dày, buồn nôn, tổn thương gan thận, đau nửa đầu... Thậm chí nếu thường xuyên ăn với liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ họng hoặc mũi.

Những người đang có vấn đề về dạ dày, gan, thận, mắc bệnh trĩ ăn hồng giòn dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Ngoài ra, tanin còn gây cản trở sự hấp thụ của chất sắt từ các loại rau trong các bữa ăn. Phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn hồng giòn.

Những người khi đang uống thuốc chữa bệnh không nên ăn các loại trái cây nhiều tanin vì sẽ giảm hiệu quả của thuốc. Để ngăn chặn sự tương tác này, mọi người không nên ăn chung hoặc ăn ngay sau khi uống thuốc, đặc biệt thuốc có chứa sắt. Tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn, không tốt cho người thiếu máu. Ngoài ra, người già và trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn hồng giòn, chỉ nên ăn hai miếng nhỏ và phải nhai kỹ hoặc chọn trái hồng đã chín mềm hay sấy khô.

Dược sĩ Phụng khuyên mỗi người ăn với liều lượng vừa phải. Khi ăn nên nhai kỹ để dễ tiêu hóa, tốt nhất nên lựa những quả chín, vị ngọt, không ăn nếu thấy quả có vị chát. Không ăn lúc bụng đói, nên dùng khoảng một giờ sau ăn. Ngâm rửa thật sạch và gọt vỏ trước khi ăn, nhất là vỏ trái hồng còn xanh để tránh các loại hóa chất bảo quản và hạn chế chất tanin.

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/suc-khoe/ai-nen-han-che-an-hong-gion-4015756.html?


  • Từ khóa

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
5 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
95 lượt xem

WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số...
08:17 - 26/04/2024
132 lượt xem

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
526 lượt xem

Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức...
17:34 - 25/04/2024
531 lượt xem