190
/
68784
Nguy cơ đau tim tăng 30% trong mùa đông
nguy-co-dau-tim-tang-30-trong-mua-dong
news

Nguy cơ đau tim tăng 30% trong mùa đông

Thứ 4, 02/01/2019 | 16:35:40
584 lượt xem

Các hoạt động gắng sức khi trời lạnh có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Nhưng nhiệt độ giảm có thể làm tăng tỷ lệ đau tim ngay cả khi không gắng sức. Vậy sự thật về nguy cơ đau tim khi trời lạnh là gì? Dưới đây là những gì cần biết về cách thức và cách nhận biết các dấu hiệu của cơn đau tim.

Những nguy hiểm của trái tim “băng giá”

Thời tiết lạnh có thể làm tăng huyết áp và tăng mức cholesterol. Hai yếu tố nguy cơ chính gây đau tim. Nó cũng khiến dễ hình thành cục máu đông nguy hiểm.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ JAMA Cardiology vào tháng 11, phân tích thông tin về khoảng 274.000 người sống ở Thụy Điển, nguy cơ bị đau tim là lớn nhất vào những ngày nhiệt độ dưới 0. Một nghiên cứu khác, được công bố trên PLOS One vào năm 2015, cho thấy số cơn đau tim tăng tới 31% trong những tháng lạnh nhất trong năm so với thời điểm ấm nhất.

Thời tiết mùa đông có thể đặc biệt nguy hiểm cho tim nếu bạn đã từng có cơn đau tim, bị bệnh tim hoặc hơn 65 tuổi.

Một số thay đổi tim mạch thầm lặng theo mùa có thể giải thích sự gia tăng cơn đau tim. (Nguy cơ đột quỵ cũng tăng vào mùa đông.)

Khi nhiệt độ giảm, các mạch máu co thắt lại và máu sẽ chảy nhanh hơn để giúp giữ ấm. Đó là lý do tại sao huyết áp thường cao hơn trong mùa lạnh. Mức cholesterol cũng có vẻ tăng vào giữa mùa đông.

Chỉ số của các chất miễn dịch trong máu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng cũng cao hơn vào mùa đông. Điều này giúp tăng khả năng bảo vệ tự nhiên chống lại mầm bệnh cảm lạnh và cúm, nhưng nó cũng đóng góp nhiều mảng bám hơn vào thành động mạch, theo các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Icahn tại Mount Sinai ở New York.

Chiến lược bảo vệ trái tim

Không dễ để kiểm soát những thay đổi theo mùa này nhưng các nhà nghiên cứu cho biết chiến lược tốt nhất để bảo vệ tim trong mùa đông rất đơn giản: Giữ ấm. Mặc nhiều lớp thông thoáng và đừng quên mũ và găng tay bởi cảm giác về mức độ lạnh có thể giảm đi khi có tuổi. Điều này đặc biệt quan trọng khi làm việc ngoài trời, ví dụ như quét dọn. 

Hãy thử một số hoạt động thể chất nhẹ, chẳng hạn như chạy tại chỗ, trước khi bắt đầu những hoạt động gắng sức.

Ngoài ra, trong các bữa ăn và tiệc tùng ngày lễ, sẽ rất dễ có những thực phẩm giàu chất béo và rượu, có thể góp phần làm tăng đột biến số ca đau tim vào kỳ nghỉ.

Quan trọng nhất, cần biết rằng nguy cơ đau tim sẽ cao hơn vào mùa đông và cảnh giác với những dấu hiệu kín đáo mà bạn có thể mắc phải.

Những dấu hiệu của cơn đau tim

Mặc dù đau ngực và ngã quỵ đột ngột thường được mô tả trong phim ảnh, song cơn đau tim có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau.

Nếu là nam giới, cơn đau ngực kinh điển thực sự là triệu chứng số 1 của cơn đau tim (mặc dù không phải là duy nhất). Cơn đau thường kéo dài hơn một vài phút, hoặc tái phát. Nó thường được mô tả là cảm giác như một con voi đang giẫm lên ngực, nhưng nó cũng có thể chỉ là cảm giác khó chịu hoặc tức nặng.

Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn và nôn; đau vùng thân trên ở cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm hoặc bụng; khó thở; và cảm giác đầy ở giữa ngực.

Tuy nhiên, nếu là nữ, một cơn đau tim có thể biểu hiện hơi khác. Tức ngực thường vẫn có, nhưng có thể không phải là triệu chứng nổi bật nhất.

Phụ nữ có thể đến bác sĩ khám với những triệu chứng không gợi ý cơn đau tim kinh điển: mệt xỉu; khó thở; buồn nôn; chóng mặt; đổ mồ hôi; các triệu chứng giống như cúm; và đau bụng, đau hàm hoặc đau lưng.

Đối với tất cả mọi người, các triệu chứng có thể rất kín đáo. Nguy cơ bị đau tim nhưng không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào - một hiện tượng được gọi là cơn đau tim thầm lặng - có thể lớn hơn nhiều so với mọi người vẫn tưởng.

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Circulation cho thấy có tới 45% các cơn đau tim là thầm lặng. Và nguy cơ này có thể đặc biệt cấp tính ở những người có khả năng chịu đau cao hơn, theo một nghiên cứu mới của Na Uy. Đó là lý do tại sao rất cần để ý đến mọi dấu hiệu có thể xảy ra, ngay cả khi chúng không điển hình.

Nếu nghi ngờ mình bị đau tim, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó nhai và nuốt một viên aspirin không bao 325 mg (hoặc bốn viên aspirin 81 mg) để giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong các động mạch vành. Thậm chí đừng nghĩ đến việc tự lái xe đến bệnh viện hoặc nhờ người đưa đi.

Cẩm Tú/Dân trí

Theo CR

  • Từ khóa

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
13 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
102 lượt xem

WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số...
08:17 - 26/04/2024
139 lượt xem

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
533 lượt xem

Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức...
17:34 - 25/04/2024
535 lượt xem