190
/
62972
Tiềm ẩn nguy hiểm từ “món nhậu” côn trùng
tiem-an-nguy-hiem-tu-mon-nhau-con-trung
news

Tiềm ẩn nguy hiểm từ “món nhậu” côn trùng

Thứ 4, 04/07/2018 | 14:49:17
2,511 lượt xem

BGTV- Mùa hè là thời điểm của nhiều loại côn trùng, khi được chế biến thành các món ăn đậm chất quê, côn trùng khá kén người ăn nhưng lại hấp dẫn với những người dân quê và cả những thực khách ưa tìm hiểu những hương vị mới lạ. Tuy nhiên, cũng có những món ăn chứa độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nếu không được xử lý đúng cách.

Anh Nguyễn Văn T (TT Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) vừa khám bệnh từ bệnh viện Đa khoa huyện Lục Ngạn về cho biết, cách đây 5 ngày anh cùng một số bạn bè có đi bắt nhộng ve trong vườn vải và chế biến một vài món ăn để cùng xem bóng đá. Tuy nhiên chỉ sau khoảng vài tiếng đồng hồ, anh T thấy trong người nôn nao, có dấu hiệu mẩn ngứa và càng lúc càng nghiêm trọng, đến sáng hôm sau toàn thân mẩn đỏ, phát mụn li ti. 

“Là lần đầu thử ăn nhộng ve nên tôi cũng không nghĩ bị nặng vậy, không chịu được ngứa nên phải vào viện khám luôn, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bác sĩ kết luận tôi có cơ địa dị ứng, không thể ăn các loại côn trùng, cũng may uống thuốc thì 1 – 2 ngày sau đỡ hơn, từ nay chừa không dám thử mấy món lạ lạ kiểu này nữa” – Anh T cho biết.

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Lục Ngạn, không ít những vụ ngộ độc trên địa bàn do người dân ăn côn trùng, ấu trùng, tuy đã được khuyến cáo song người dân vẫn còn khá chủ quan. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc sau khi  ăn côn trùng điển hình là buồn nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lo mơ, hôn mê, sẩn ngứa, phát ban dạng mảng toàn thân... nếu không được chữa trị kịp thời có thể tử vong. 

Sau vụ gặt, món "tôm bay" (cào cào, châu chấu) bắt tại các ruộng lúa trở thành mặt hàng "hot" trên bàn nhậu, tuy nhiên loài vật này cũng rất dễ mang theo các mầm bệnh và kí sinh trùng trong cơ thể

Côn trùng đã và đang trở thành một món ăn “khoái khẩu” của nhiều người, đặc biệt là đối với “dân nhậu” bởi hương vị lạ, nhiều dinh dưỡng… Giá của những “đặc sản miền quê” này cũng không hề rẻ, giá “tôm bay” (tên gọi của cào cào, châu chấu bắt tại ruộng lúa sau vụ gặt) thường từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, nhộng ong, nhộng ve từ 350.000 – 400.000 đồng/kg, bọ xít từ 150.000 – 200.000 đồng/kg... Tuy nhiên đây cũng là nhóm thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng bởi các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh, người ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hôn mê và dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, các loại côn trùng khi bắt ngoài tự nhiên thường không phải là côn trùng sạch, trên thân, trong ruột, bụng có thể chứa nhiều độc tố, ký sinh trùng độc hại, các loại giun sán không thể bị phá hủy ở nhiệt độ đun nấu thông thường. Do đó, khi sử dụng làm thức ăn, nếu không xử lý sạch có thể trực tiếp truyền sang người ăn, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc với những người có cơ địa mẫn cảm và nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.

Côn trùng được sử dụng làm các món ăn không còn xa lạ tại nhiều nơi, tuy nhiên cần phải qua lựa chọn và xử lý cẩn thận để đảm bảo an toàn

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bắc Giang khuyến cáo, người dân chỉ nên sử dụng các loại nhộng, công trùng phổ biến, tươi sống để chế biến các món ăn, tuyệt đối không nên ăn các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn. Với những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng, nếu nghi ngờ thì không nên ăn. 

Trong khâu chế biến bảo đảm an toàn bằng cách ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi… để côn trùng bị kích thích, thải hết chất độc trong ruột hay các tuyến ngoại tiết; loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi; rửa sạch bằng nước ấm, nước muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân côn trùng; chế biến đảm bảo chín kỹ và nên ăn ngay sau khi chế biến, tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, ăn nguyên con không qua sơ chế, vệ sinh… Khi ăn các loại côn trùng nếu có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, mẩn ngứa ... cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị kịp thời./.

Lê An

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
328 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
368 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
389 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
475 lượt xem

WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số...
08:17 - 26/04/2024
498 lượt xem