190
/
154943
Lợi ích của việc súc miệng bằng nước muối
loi-ich-cua-viec-suc-mieng-bang-nuoc-muoi
news

Lợi ích của việc súc miệng bằng nước muối

Thứ 3, 17/10/2023 | 07:02:00
2,097 lượt xem

Súc miệng bằng nước muối đã được nhiều người thực hiện từ lâu với mục đích giảm chứng đau họng, viêm xoang và loét miệng.

Sau đây là những lý do tại sao súc miệng nước muối là một trong những biện pháp giúp giữ sức khỏe tổng thể, nhất là trong mùa lạnh, theo trang tin y tế Dr.Berg.

Lợi ích của việc súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối mang lại lợi ích gì? - Ảnh 1.

Súc miệng bằng nước muối đúng cách sẽ có nhiều tác dụng tích cực SHUTTERSTOCK

Súc miệng nước muối có khả năng ngăn chặn virus và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng ở miệng và cổ họng.

Súc miệng nước muối giúp giảm viêm trong các trường hợp sau:

Đau họng. Trong một nghiên cứu năm 2011, các bác sĩ chính thức khuyên súc miệng bằng nước muối để điều trị chứng đau họng.

Chúng đặc biệt hiệu quả đối với cảm lạnh hoặc cúm gây đau họng nhẹ, nhưng với cơn đau họng nghiêm trọng, kết hợp với thuốc điều trị sẽ tốt hơn.

Viêm xoang và đường hô hấp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước muối có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, cả nhiễm virus và vi khuẩn. Bao gồm cảm lạnh, cúm, viêm họng liên cầu khuẩn, bệnh bạch cầu đơn nhân, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

Dị ứng. Một số loại dị ứng, như dị ứng phấn hoa hoặc lông chó và mèo, cũng gây viêm họng. Súc miệng nước muối cũng có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng khó chịu do dị ứng.

Phòng bệnh răng miệng. Nước muối có thể bảo vệ nướu, vì vậy súc miệng có hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe nướu và răng. Chúng cũng có thể giúp ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu và sâu răng.

Một đánh giá năm 2010 cho thấy súc miệng nước muối hằng ngày giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại có trong nước bọt.

Vết loét nhiệt miệng. Súc miệng nước muối có thể làm giảm vết loét nhiệt miệng, giúp giảm đau và giảm viêm do các vết loét gây ra.

Cách súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối mang lại lợi ích gì? - Ảnh 2.

Súc miệng bằng nước muối hỗ trợ điều trị chứng đau họng SHUTTERSTOCK

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi đều có thể súc miệng bằng nước muối, ngoại trừ người gặp khó khăn khi súc miệng, theo Dr.Berg.

Tốt nhất nên súc nước muối ấm vì hơi ấm có thể làm dịu cơn đau họng. 

Để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc tăng cường sức khỏe răng miệng, nên súc miệng 1 - 2 lần mỗi ngày.

Để kiểm soát các triệu chứng đau họng, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, nên súc miệng bằng nước muối ấm cứ sau 2 - 4 giờ hoặc khi cần.

Ngậm nước muối trong cổ họng trong thời gian 10-15 giây, sau đó, súc quanh trong miệng và răng rồi nhổ ra.

Mặc dù súc miệng bằng nước muối có thể kiểm soát nhiễm trùng nhẹ, nhưng nếu gặp các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng nặng hoặc dai dẳng, như sốt, ớn lạnh, khó chịu hoặc nhịp tim nhanh, cần phải đi bác sĩ khám bệnh.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/loi-ich-cua-viec-suc-mieng-bang-nuoc-muoi-185231015183358806.htm

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
216 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
338 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
390 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
829 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,374 lượt xem