190
/
152195
Vì sao có tình trạng mù mắt và đột quỵ sau tiêm chất làm đầy nâng mũi, căng da mặt?
vi-sao-co-tinh-trang-mu-mat-va-dot-quy-sau-tiem-chat-lam-day-nang-mui-cang-da-mat
news

Vì sao có tình trạng mù mắt và đột quỵ sau tiêm chất làm đầy nâng mũi, căng da mặt?

Thứ 6, 18/08/2023 | 14:32:00
1,972 lượt xem

Tiêm chất làm đầy căng da mặt là một kỹ thuật thường được sử dụng trong thẩm mỹ. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới do nhu cầu làm đẹp, tăng độ đàn hồi và săn chắc cho da.

Ngày càng nhiều "tay ngang" làm đẹp. Có nhiều nạn nhân tiêm chất làm đầy bị biến chứng mù mắt hoặc đột quỵ - Ảnh: T.L.

Ngày càng nhiều "tay ngang" làm đẹp. Có nhiều nạn nhân tiêm chất làm đầy bị biến chứng mù mắt hoặc đột quỵ - Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, gần đây các biến chứng nguy hiểm (mù mắt, đột quỵ) liên quan đến kỹ thuật này bắt đầu được báo cáo ngày càng nhiều. Hiện nay có gần 100 ca được báo cáo trên toàn cầu. Ngay tại nước ta, có rất nhiều trường hợp đã được chẩn đoán. 

Trong số các loạichất làm đầy, acid hyaluronic được sử dụng nhiều nhất do dễ dung nạp, khả năng giữ được lượng nước lớn gấp 500-1.000 lần so với trọng lượng của nó. 

Chất này khá được ưa chuộng, sử dụng quanh mắt và các vị trí khác để thẩm mỹ trẻ hóa. Tiêm chất làm đầy có thể mang lại hiệu quả tích cực cho ngoại hình và tâm lý của người sử dụng, nhưng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro và tác dụng phụ:

- Tụ máu: Biến chứng phổ biến nhất, thường xảy ra ở dạng bầm tím ngay sau khi đâm thủng mạch máu quanh nhãn cầu.

-U cục: có thể xảy ra nếu người tiêm tiêm nhanh và mạnh trên vùng nông như xương có lớp da mỏng.

-Hiệu ứng Tyndall: khiến da đổi màu hơi xanh.

-Phù nề: khi chất làm đầy đi vào rãnh lệ, có thể xảy ra nhiều năm sau khi tiêm, do nó hấp thụ nhiều nước hơn khi bị phân rã thành các phân tử nhỏ hơn.

-Dị ứng: hiếm xảy ra, thường trong 1 đến 3 ngày sau tiêm, dấu hiệu gồm ban đỏ, phù nề, sẩn.

-Nhiễm trùng: có thể xảy ra sớm hoặc 2 tuần sau tiêm.

-Kích hoạt lại vi rút Herpes Simplex:ở bệnh nhân có tiền sử từng nhiễm, thường quanh khu vực niêm mạc mũi, quanh miệng, khẩu cái cứng.

- Biến chứng mạch máu là nguy hiểm nhất, bao gồm hoại tử da với biểu hiện cơn đau dữ dội kéo dài kèm da tái nhợt, rồi đổi màu xanh đỏ sẫm, sau đó hoại tử. Biến chứng do tắc mạch được báo cáo ngày càng nhiều như giảm hoặc mất thị lực và đột quỵ.

Vậy tại sao một chất tiêm ngoài da lại có thể đi vào mạch máu mắt và não gây biến chứng như vậy? 

Trên thực tế hoàn toàn có thể xảy ra, vì không đảm bảo rằng chúng ta không tiêm vào máu hoặc không gây chèn ép mạch máu, và do sự chảy ngược của chất làm đầy trong hệ thống động mạch, acid hyaluronic có kích thước rất nhỏ, chúng có thể đi đến những vùng xa vị trí tiêm, chẳng hạn động mạch mắt, động mạch não nơi có kích thước lòng mạch nhỏ.

Vùng quanh hốc mắt, vùng mũi, nếp gấp mũi má và trán có nguy cơ biến chứng cao nhất. Biểu hiện đầu tiên là giảm thị lực, đau mắt, đau đầu, liệt các dây thần kinh sọ. Đáng tiếc là hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho biến chứng này.

Để giảm thiểu biến chứng này, rất cần tối đa hóa kỹ thuật tiêm, nắm vững giải phẫu vùng mặt, nhận biết sớm các triệu chứng, tiền sử bệnh của đối tượng tiêm dễ gây huyết khối, sẽ góp phần làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng. 

Tiêm chất làm đầy là một lựa chọn cá nhân của mỗi người. Tùy vào mục tiêu, mong muốn và tình trạng sức khỏe, việc tiêm chất làm đầy có thể mang lại lợi ích hoặc rủi ro. Do đó, trước khi quyết định tiêm chất làm đầy, bạn cần tìm hiểu kỹ về loại chất làm đầy, nguồn gốc, thành phần và quá trình tiêm. 

Bạn cũng nên chọn một bác sĩ có kinh nghiệm và uy tín để thực hiện thủ thuật. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau tiêm của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Chất làm đầy không phải là giải pháp duy nhất để cải thiện nhan sắc. Bạn có thể tham khảo các phương pháp khác như dưỡng da, ăn uống lành mạnh, tập thể dục hoặc sử dụng các sản phẩm làm đẹp an toàn.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/vi-sao-co-tinh-trang-mu-mat-va-dot-quy-sau-tiem-chat-lam-day-nang-mui-cang-da-mat-20230817175256636.htm 

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
370 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
502 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
549 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
990 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,527 lượt xem