190
/
151942
9 loại thực phẩm cần cho người bệnh sốt xuất huyết mau phục hồi
9-loai-thuc-pham-can-cho-nguoi-benh-sot-xuat-huyet-mau-phuc-hoi
news

9 loại thực phẩm cần cho người bệnh sốt xuất huyết mau phục hồi

Thứ 2, 14/08/2023 | 15:52:00
2,008 lượt xem

Ngoài các phương pháp điều trị và phòng ngừa khác nhau, chế độ ăn cũng đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình hồi phục của người bệnh sốt xuất huyết.

Lấy máu xét nghiệm sốt xuất huyết - Ảnh: X.MAI

Lấy máu xét nghiệm sốt xuất huyết - Ảnh: X.MAI

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết: sốt cao đột ngột và liên tục, đau đầu, đau cơ, đau quanh hốc mắt, nổi các chấm đỏ (chấm xuất huyết) trên da, da đỏ sung huyết.

Trong giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của đợt bệnh, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, lừ đừ, li bì, gan to, nôn ói nhiều, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hóa. Một số ít bệnh nhân có thể rơi vào trường hợp nặng: tụt huyết áp, suy cơ quan (thận, gan, não...), xuất huyết nặng.

Dưới đây là 9 loại thực phẩm cần cho người bệnh sốt xuất huyết mau phục hồi sức khỏe:

1. Các loại thịt nạc và cá (thịt vịt, thăn bò, thịt gà, cá...)

2. Các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, rau diếp...)

3. Trứng

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua...)

Bốn nhóm thực phẩm trên có hàm lượng protein và sắt cao giúp ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường hệ thống miễn dịch.

5. Các loại trái cây như dưa hấu, chuối, lê, xoài giúp cung cấp vitamin và mọng nước.

6. Một số loại trà như trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát các triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau nhức cơ thể.

7. Bổ sung vitamin D cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, có tác dụng điều hòa miễn dịch trong bệnh sốt xuất huyết (có trong cá, hàu, tôm, nấm, lòng đỏ trứng, nước cam...).

8. Vitamin E cũng mang lại những lợi ích tương tự kèm khả năng chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của hệ thống miễn dịch (có nhiều trong hạnh nhân, rau bina, bơ, quả kiwi, cá hồi, tôm, dầu ô liu, dầu mầm lúa mì và bông cải xanh...).

9. Nước dừa là thức uống giải khát ngon lành, cũng là thức uống thay thế thích hợp nếu bạn không uống được Oresol, giúp bù nước, điện giải.

Lưu ý quan trọng khi bị sốt xuất huyết

Bù nước: sốt xuất huyết thường gây sốt cao, nôn ói, cùng với tác động của vi rút khiến máu cô đặc hơn, vì thế vấn đề bù nước vô cùng quan trọng với các bệnh nhân. Với người lớn, bạn cần cố gắng uống 3 lít nước mỗi ngày (nước lọc, nước dừa, Oresol...).

Không được tự ý truyền nước, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau bừa bãi nếu chưa được bác sĩ xem xét và chỉ định để tránh các tác dụng phụ của thuốc hạ sốt (như xuất huyết bao tử) và dư dịch truyền (gây khó thở) khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/9-loai-thuc-pham-can-cho-nguoi-benh-sot-xuat-huyet-mau-phuc-hoi-2023081323391477.htm 

  • Từ khóa

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
341 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
764 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
762 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
783 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
886 lượt xem