190
/
131430
Biến thể phụ BA.2.12.1 nguồn gốc từ đâu?
bien-the-phu-ba-2-12-1-nguon-goc-tu-dau
news

Biến thể phụ BA.2.12.1 nguồn gốc từ đâu?

Thứ 6, 22/07/2022 | 16:20:00
3,049 lượt xem

Biến thể phụ BA.2.12.1 của Omicron đã xuất hiện tại Việt Nam. Chúng được hình thành như thế nào? Với khả năng lẩn tránh miễn dịch gấp 1,8 lần so với biến thể BA.2, liệu biến thể mới này có khả năng bùng phát đợt dịch mới?

Biến thể phụ BA.2.12.1 nguồn gốc từ đâu? - Ảnh 1.

Biến thể phụ BA.2.12.1 đã xuất hiện tại khu vực phía Nam nước ta - Ảnh: Bộ Y tế cung cấp

Theo báo cáo về kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2 theo tuần tại khu vực phía Nam của Viện Pasteur TP.HCM, trong tuần 28 (từ ngày 11 đến 17-7) đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ BA.2.12.1. Biến thể chiếm tỉ lệ nhiều nhất (qua phân tích gene) trong khoảng thời gian này là BA.5.

Sự xuất hiện của các biến thể phụ BA.4, BA.5 và gần đây nhất là BA.2.12.1 trong bối cảnh số ca nhiễm những ngày qua tại Việt Nam đang tăng trở lại, cũng khiến nhiều người lo ngại dịch COVID-19 bùng phát đợt mới, như tình hình Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ đang gặp phải.

Virus luôn nhân lên, BA.2.12.1 xuất hiện là bình thường

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 22-7, PGS.TS.BS Nguyễn Vũ Trung - viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - cho biết hiện virus Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Do bản chất nhân lên của virus nên trong biến chủng Omicron lại có các biến thể phụ. Sự nhân lên này đã tạo ra thay đổi, bên cạnh bản thân của mỗi biến thể cũng có sự thay đổi.

Cụ thể, trong thời gian gần đây nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã xuất hiện các biến thể phụ của Omicron gồm: BA.1, BA.2, BA.3, BA.4, BA.5.

Trong những biến thể phụ này lại có thêm những biến thể phụ khác. Ví dụ như biến thể phụ BA.2 thì có biến thể phụ nhỏ hơn là BA.2.12.1.

"Có thể hình dung như một nhánh lớn có những nhánh khác nhỏ dần. Đây là điều thường xảy ra ở các virus nói chung và virus SARS-CoV-2 nói riêng", PGS Trung lấy ví dụ và kết luận.

TS Phạm Hùng Vân - chuyên gia dịch tễ học, nguyên giảng viên khoa vi sinh ĐH Y dược TP.HCM - cho biết biến thể phụ BA.2.12.1 là “bản sao”, tương tự với biến thể phụ BA.2, chỉ khác là thêm một đột biến nhỏ.

Còn theo PGS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng Trường đại học Y dược TP.HCM, hiện nay có nhiều biến thể cùng hiện diện tại nước ta. Riêng biến thể BA.2.12.1 của Omicron không đáng lo ngại, chúng cũng tương tự với các biến chủng cũ.

Theo quy luật, nếu trong cộng đồng có nhiều người đã mắc một biến thể nào đó thì sẽ có biến thể khác xuất hiện. Ví dụ, biến thể BA.2, BA.4 hay BA.5 có trước và nhiều người trong cộng đồng đã nhiễm biến thể này, thì chắc chắn sau đó sẽ xuất hiện thêm biến thể mới, cụ thể hơn hiện nay là biến thể BA.2.12.1.

Biến thể phụ BA.2.12.1 nguồn gốc từ đâu? - Ảnh 2.

Người dân TP.HCM tiêm vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh: XUÂN MAI

Tiêm vắc xin đầy đủ, phòng bùng phát đợt dịch mới

Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết qua nhiều nghiên cứu trên thế giới gần đây cho thấy, tác động của kháng thể do vắc xin tạo ra đã giảm đối với biến thể phụ BA.2.12.1 so với biến thể gốc là BA.2. Điều này được hiểu là với sự thay đổi của virus, tác dụng của vắc xin cũng đã phần nào giảm đi.

Chính vì điều này, việc tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch như 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm vắc xin mũi nhắc lại 1, 2 hết sức quan trọng, đặc biệt đối với nhóm người ưu tiên vì kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi các biến chủng lại có sự thay đổi.

Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, ngoài bảo vệ cơ thể trước các biến chủng đã có thì còn tăng cường bảo vệ với những biến chủng mới, cũng như trong tương lai. Vì ý nghĩa này, Chính phủ và Bộ Y tế đang quyết liệt tăng cường công tác tiêm chủng.

“Sự xuất hiện và thay đổi các biến chủng tiềm ẩn các nguy cơ bùng phát dịch nếu không thực hiện quyết liệt, triệt để các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có tiêm vắc xin.

Chính vì điều này, việc tuyên truyền cho cộng đồng tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch, đặc biệt là tiêm vắc xin rất có ý nghĩa, để đề phòng trường hợp bùng phát dịch do các biến thể mới trong tương lai.

Theo Xuân Mai/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bien-the-phu-ba-2-12-1-nguon-goc-tu-dau-20220722142453848.htm 

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
134 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
266 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
315 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
753 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,297 lượt xem