190
/
127295
Bộ Y tế đề xuất F0, F1 được tham gia thi tốt nghiệp THPT
bo-y-te-de-xuat-f0-f1-duoc-tham-gia-thi-tot-nghiep-thpt
news

Bộ Y tế đề xuất F0, F1 được tham gia thi tốt nghiệp THPT

Thứ 5, 05/05/2022 | 09:05:00
1,347 lượt xem

F1 được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng với các thí sinh khác. Với thí sinh là F0 nếu có nguyện vọng dự thi, Hội đồng thi tổ chức cho trẻ thi tại phòng thi riêng.

Bộ Y tế vừa gửi văn bản góp ý phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho các học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Theo đó, thí sinh thuộc diện tiếp xúc gần (F1) được tham dự kỳ thi cùng với các thí sinh khác.

Thí sinh thuộc diện ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) được tham dự Kỳ thi. Hội đồng thi tổ chức cho các em thi tại các phòng thi riêng đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế đề xuất F0, F1 được tham gia thi tốt nghiệp THPT - 1

Ảnh minh họa.

Với thí sinh thuộc diện ca bệnh xác định (F0), nếu các em đang được theo dõi, điều trị nội trú tại cơ sở y tế trong thời gian diễn ra kỳ thi, không thể tham gia dự thi thì sẽ được đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT. Trường hợp thí sinh có nguyện vọng dự thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức thi vào đợt thi khác.

Thí sinh là F0, đang được theo dõi, cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong thời gian diễn ra kỳ thi sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp THPT. 

Trường hợp thí sinh có nguyện vọng dự thi, phải có đơn xin dự thi của thí sinh và ký xác nhận đồng ý của phụ huynh học sinh hoặc người giám hộ, trong đó có nội dung thí sinh cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Hội đồng thi tổ chức cho thí sinh F0 thi tại các phòng thi riêng đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.

Các trường hợp trên phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi đến thi tại điểm thi và trong quá trình di chuyển từ nơi ở đến nơi dự thi và ngược lại như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác nếu có thể (chỉ được phép bỏ khẩu trang trong khi làm bài thi, khi phát biểu phải đeo khẩu trang).

Các cán bộ làm thủ tục thi, coi thi phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân trong suốt quá trình làm thủ tục thi và coi thi, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Cũng theo Bộ Y tế, cần bố trí kíp trực y tế tại các địa điểm thi để kịp thời sơ cấp cứu và xử lý các tình huống phát sinh.

Bên cạnh đó, tổ chức dọc phách, chấm thi riêng cho các bài thi của thí sinh thuộc diện ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định. Các cán bộ tham gia dọc phách, chấm các bài thi của các thí sinh thuộc diện ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và thải bỏ đúng quy định, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Về công tác vệ sinh môi trường tại các điểm thi, Bộ Y tế cho rằng cần triển khai các hoạt động vệ sinh trường, lớp, phòng thi ngay sau khi kết thúc kỳ thi. Riêng đối với các phòng thi của các thí sinh thuộc diện ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định phải được tổ chức vệ sinh khử khuẩn ngay sau mỗi buổi thi.

Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng; có đủ nước sạch và xà phòng tại khu vực vệ sinh; bố trí thùng đựng rác có nắp đậy để thu gom, xử lý rác bảo đảm vệ sinh.

Việc xác định ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định (F0), người tiếp xúc gần (F1) thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1909/BYT-DP ngày 15/4 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh Covid-19 và người tiếp xúc gần. 

Theo Nam Phương/Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-de-xuat-f0-f1-duoc-tham-gia-thi-tot-nghiep-thpt-20220505072418062.htm 

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
129 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
260 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
311 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
750 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,293 lượt xem