19
/
144680
80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”: Lan tỏa nét đẹp vùng đất, con người Bắc Giang
80-nam-ra-doi-de-cuong-ve-van-hoa-viet-nam-lan-toa-net-dep-vung-dat-con-nguoi-bac-giang
news

80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”: Lan tỏa nét đẹp vùng đất, con người Bắc Giang

Thứ 5, 23/03/2023 | 12:35:00
2,023 lượt xem

Năm 1943, Đảng ta ban hành Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Đây là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.

Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được Đảng ta ban hành vào tháng 2/1943. Đây là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, xác định ba nguyên tắc xây dựng nền văn hóa Việt Nam là: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa và Khoa học hóa. Ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua 80 năm nhưng Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn.

Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng. Phát triển văn học, nghệ thuật phải lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, làm mục tiêu và động lực của sự phát triển, góp phần hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, hướng đến giá trị cốt lõi của dân tộc - giá trị chân, thiện, mỹ. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật; trong đó Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định: “Xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng con người Bắc Giang phát triển toàn diện; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; khuyến khích tự do sáng tạo trong văn học, nghệ thuật, nhất là sáng tác các tác phẩm về quê hương, đất nước”. 

Đến nay, văn học, nghệ thuật Bắc Giang đã có những bước phát triển về số lượng và chất lượng. Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh đã có 176 hội viên hoạt động trong các chuyên ngành: Văn xuôi, Mỹ thuật, Thơ, Sân khấu, Kiến trúc, Âm nhạc, Văn nghệ dân gian, Nhiếp ảnh. Đại đa số hội viên có trình độ đại học, cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ, 12 hội viên có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Một số hội viên được tặng thưởng Huân chương Lao động; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ… Bên cạnh đó, hoạt động biểu diễn nghệ thuật được tăng cường và hướng mạnh về cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Biểu diễn chèo, tổ chức các liên hoan âm nhạc, trưng bày triển lãm, giới thiệu sách, nói chuyện văn hóa; duy trì hoạt động của các câu lạc bộ tổ chức truyền dạy hát dân ca; tổ chức hội diễn văn nghệ, thơ; thi vẽ tranh; sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật về quê hương, đất nước, con người, góp phần tạo nên bức tranh đặc sắc về văn hóa Bắc Giang.

Hội viên Chi hội Nhiếp ảnh, Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang đi thực tế sáng tác. Ảnh tư liệu.

Đã có nhiều tác giả, tác phẩm đoạt giải cao trong các kỳ liên hoan, hội diễn quốc tế và khu vực: Nghệ sĩ Ưu tú Quỳnh Mai được trao Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 2013; Nghệ sĩ Văn Tân xác nhận kỷ lục Việt Nam- Người thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu, điện ảnh nhiều nhất; nhạc sĩ Tuấn Khương đoạt giải A về sáng tác ca khúc do Hội đồng liên minh Nghị viện Đông Nam Á tổ chức… Các tác giả Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Thu Hà giành Giải C Cuộc thi viết về “Hình tượng người chiến sĩ cảnh sát nhân dân” do Bộ Công an tổ chức. Gần đây nhất, tại cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam năm 2023, tác phẩm “Way to life” (Con đường vào đời) của tác giả Nguyễn Hữu Thông đoạt Huy chương Đồng và tác phẩm “Fruit Balloon” (Bóng bay trái cây) của tác giả Nguyễn Đăng Giang xuất sắc đoạt giải nội dung ý tưởng.

Từ thực tế cho thấy, theo thời gian, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, các văn nghệ sĩ, nhân dân trên địa bàn tỉnh về văn hóa, văn học, nghệ thuật được nâng lên. Các hoạt động văn học, nghệ thuật đã có bước phát triển mới, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Thành tựu trong phát triển KT-XH, các phong trào văn hóa có bước phát triển sâu rộng là “mảnh đất” màu mỡ thu hút đông đảo văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng con người Bắc Giang phát triển toàn diện; đồng thời lan tỏa vẻ đẹp vùng đất, con người Bắc Giang đến công chúng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước cũng như của tỉnh, những thành tựu của nền văn học, nghệ thuật tỉnh ở góc độ nào đó chưa tương xứng với tiềm năng, sức sáng tạo của các văn nghệ sĩ; còn thiếu những tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, chưa xứng tầm với sự nỗ lực, cố gắng, thành quả đạt được của đất nước, của tỉnh. Công tác nghiên cứu, phê bình văn học, nghệ thuật còn yếu và thiếu. Các sáng tác cho thiếu nhi còn ít…

Để tiếp tục thực hiện tốt những chủ trương, định hướng lớn trong Đề cương về văn hóa Việt Nam cũng như các văn kiện của Đảng về văn hóa, văn học, nghệ thuật, xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật Bắc Giang trong thời kỳ mới đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của Đề cương; những nội dung trọng tâm và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; đồng thời với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Không ngừng nâng cao nhận thức trong cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững của tỉnh; xác định phát triển văn hóa và xây dựng con người là nhiệm vụ trọng tâm, gắn mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Quan tâm biểu dương, lan tỏa những hoạt động văn học, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tích cực, có tính định hướng theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”; đồng thời phê phán những hoạt động văn học, nghệ thuật đi ngược lại các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tăng cường công tác vận động sáng tác, tuyên truyền, quảng bá, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật tới đông đảo quần chúng nhân dân. Thường xuyên tổ chức cho đội ngũ văn nghệ sĩ đi thực tế cơ sở, tham dự các trại sáng tác, tổ chức tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng, giao lưu văn hóa nhằm tạo không gian sáng tác, nâng cao năng lực sáng tạo và kinh nghiệm sáng tác cho hội viên, văn nghệ sĩ .

Theo Báo Bắc Giang

http://baobacgiang.com.vn/bg/van-hoa/401591/80-nam-ra-doi-de-cuong-ve-van-hoa-viet-nam-lan-toa-net-dep-vung-dat-con-nguoi-bac-giang.html 

  • Từ khóa

Chuyện chưa kể về đội Quân nhạc nữ lần đầu tiên tham gia diễu binh

Theo tiết lộ của Trung tá Phan Đình Chiến, Trưởng khối Quân nhạc nữ, Đoàn Nghi lễ quân đội, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, dịp kỷ niệm 70...
07:10 - 05/05/2024
424 lượt xem

Phục dựng ảnh những anh hùng Điện Biên Phủ, nhóm bạn trẻ muốn nói lời tri ân

Vận dụng công nghệ và tài năng của giới trẻ để tri ân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc là phương châm của Team Lee, nhóm những bạn trẻ phục dựng ảnh...
12:53 - 04/05/2024
849 lượt xem

Ra mắt sách Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 3.5, tại Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức buổi giới thiệu sách Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ...
08:04 - 04/05/2024
936 lượt xem

Siêu du thuyền chở hơn 2.300 khách khỏa thân chuẩn bị ra khơi

Bạn cần mang theo những gì khi lên một chuyến du thuyền? Hẳn sẽ rất nhiều nhưng với hành trình đặc biệt này, câu trả lời chắc chắn là rất ít.
15:41 - 03/05/2024
1,477 lượt xem

Ông Trần Thanh Mẫn nói về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa

Ông Trần Thanh Mẫn nêu cần làm rõ mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, thời gian, cơ chế... thực hiện chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát...
14:43 - 03/05/2024
1,358 lượt xem