11
/
55809
Từ vụ bạo hành trẻ: Yêu cầu công khai tên, bằng cấp giáo viên mầm non
tu-vu-bao-hanh-tre-yeu-cau-cong-khai-ten-bang-cap-giao-vien-mam-non
news

Từ vụ bạo hành trẻ: Yêu cầu công khai tên, bằng cấp giáo viên mầm non

Thứ 3, 05/12/2017 | 16:16:11
497 lượt xem

Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở mầm non thông tin tên giáo viên, bằng cấp chuyên môn trên cổng thông tin điện tử tại các quận, huyện để người dân giám sát.

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, có tới 4 vụ bạo hành trẻ em gây rúng động dư luận. Phóng viên báo Điện tử VOV.VN phỏng vấn ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) về thực trạng trên.

tu vu bao hanh tre bo gd dt yeu cau cong khai ten, bang cap giao vien hinh 1

Lớp mẫu giáo Mầm Xanh - nơi diễn ra vụ việc bạo hành trẻ (ảnh cắt từ clip)

PV: Thưa ông, thực tế việc gửi trẻ mầm non hiện nay được diễn ra như thế nào?

Ông Nguyễn Bá Minh: Hiện nay, các trường mầm non chủ yếu đều nhận trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, vì việc nhận trẻ từ 6 tháng tuổi gặp khó khăn, không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...

Mới đây, TP HCM có nhận đề án từ năm học 2016-2017 tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm nhận trẻ 6-18 tháng tuổi. Chỉ có các cơ sở mầm non đủ điều kiện mới dám nhận trẻ, bởi độ tuổi này cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 

PV: Những vụ bạo hành xảy ra đối với trẻ mầm non khiến dư luận rất bức xúc. Để xảy ra những vụ bạo hành nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Minh: Việc để xảy ra các vụ bạo hành trẻ em có nguyên nhân là việc cấp phép cho các cơ sở, nhóm lớp có vấn đề. Ngoài ra, các tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo cho sự an toàn của trẻ không đạt, việc xử lý giám sát kém.

Chỉ khi nào cộng đồng mạng, các cơ quan truyền thông đưa ra các vụ bạo hành mới xử lý là muộn. Điều này cho thấy, việc giám sát chưa đủ để giáo viên và cán bộ quản lý thấy sự răn đe, sẽ bị phạt nghiêm nếu vi phạm.

Thậm chí, nhiều khi giáo viên vi phạm quyền trẻ em mà họ không biết đó là vi phạm, hoặc là các giải pháp để phòng tránh như thế nào.

Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp phép cho các trường ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm lớp tư thục.

Yêu cầu các cơ sở mầm non thông tin tên giáo viên, bằng cấp

PV: Đối với các trường tư thục mầm non do chính quyền địa phương cấp phép và quản lý, ông có kiến nghị gì trong công tác phối hợp thanh kiểm tra các cơ sở này để phát hiện kịp thời những vụ bạo hành trẻ xảy ra?

Ông Nguyễn Bá Minh: Ngay sau khi sự việc bạo hành trẻ tại trường lớp mầm non Mầm Xanh ở TP HCM được nêu ra, Bộ GD-ĐT đã trao đổi với Vụ Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP HCM đề xuất giải pháp tổng rà soát lại việc cấp phép, điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ trong các trường lớp tư thục, tăng cường giám sát cả người cấp phép, cơ quan cấp phép và cả giáo viên.


Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT)

Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu các trường, nhóm lớp trên cả nước tăng cường sử dụng triển khai camera, đường dây nóng để giám sát việc chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, việc yêu cầu các cơ sở thông tin tên giáo viên, bằng cấp chuyên môn của họ cũng cần được công khai trên cổng thông tin điện tử tại các quận, huyện để người dân giám sát. Bởi ở các trường tư thục, đôi khi giáo viên thay đổi công việc liên tục. Sự giám sát này cũng cần được thực hiện ở các trường công lập.

PV: Cụ thể với ngành Giáo dục đang có những giải pháp căn bản nào để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non, thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Minh:  Việc đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là những đề xuất giải pháp lâu dài, được Chính phủ, ngành giáo dục và toàn xã hội đang quan tâm, nỗ lực, dần thay thế các lớp tư thục bằng các cơ sở đảm bảo chất lượng uy tín.

Để chăm sóc trẻ tốt thì giáo viên có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện tại, chế độ chính sách giáo viên mầm non chưa đảm bảo, các giáo viên rất vất vả, áp lực cả về thời gian và công việc. Tiền lương của giáo viên chưa thỏa đáng so với công sức các cô xảy ra.

Vấn đề trên cũng đang được ngành giáo dục đề xuất để cải thiện đời sống cho giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác và chăm sóc trẻ tốt hơn.

Ngoài ra, ngành giáo dục cũng đang chú trọng đến việc phát triển mạng lưới trường lớp mầm non. Bên cạnh việc xã hội hóa giáo dục để thu hút người dân có điều kiện kinh tế tham gia vào công tác này thì Bộ GD-ĐT cũng đề xuất với Chính phủ có những chính sách ủng hộ các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vùng miền khó khăn để trẻ em được đi học mầm non và được chăm sóc tốt.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo Bích Lan/VOV.VN (thực hiện)

  • Từ khóa

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
366 lượt xem

Giải đáp 'tất tần tật' về đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 để xét tuyển. Việc đăng ký xét tuyển...
14:32 - 25/04/2024
421 lượt xem

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giảm học phí 3 ngành còn 49 triệu đồng/năm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điều chỉnh giảm học phí năm học 2023-2024 đối với các ngành đào tạo bác sĩ, dược sĩ còn 49 triệu đồng/năm...
11:31 - 25/04/2024
501 lượt xem

63.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp...
09:41 - 25/04/2024
540 lượt xem

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
863 lượt xem