11
/
150860
Hơn 9.000 giáo viên công lập bỏ việc năm học 2022-2023
hon-9-000-giao-vien-cong-lap-bo-viec-nam-hoc-2022-2023
news

Hơn 9.000 giáo viên công lập bỏ việc năm học 2022-2023

Thứ 2, 24/07/2023 | 15:50:00
2,000 lượt xem

Tình trạng giáo viên công lập bỏ việc trong bối cảnh cả nước thiếu 118.253 giáo viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại Hội nghị Giám đốc Sở năm 2023.

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đánh giá khái quát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đã nêu rõ vấn đề thiếu giáo viên gia tăng qua các năm tại nhiều địa phương trên cả nước.

Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, tính đến hết năm học 2022-2023, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người (tăng 71.927 người so với năm học 2021-2022), trong đó công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập chiếm 11,43%.

Tính trên nhu cầu học tập - đào tạo, cả nước hiện thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021-2022. Mức tăng cao nhất tập trung ở cấp mầm non khi có thêm 7.887 người thiếu. 

Nguyên nhân chính dẫn đến số giáo viên cấp học mầm non còn thiếu hơn so với năm học trước là do số trẻ đến trường năm học 2022-2023 tăng thêm 132.245 trẻ (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).

Ở cấp tiểu học, tỷ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022-2023 tăng 4,6% so với năm học trước (tương đương tăng 10.811 lớp học 2 buổi/ngày), cần thêm khoảng 3.000 giáo viên. Cấp THPT tăng 669 lớp so với năm học trước, tương đương cần tăng thêm khoảng 1.500 giáo viên.

Hơn 9.000 giáo viên công lập bỏ việc năm học 2022-2023 - 1

Giáo viên làm công tác coi thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (Ảnh: Mạnh Quân)

Trong bối cảnh đó, năm học 2022-2023, toàn quốc giảm hơn 19.300 giáo viên công lập. Số này bao gồm 10.094 giáo viên nghỉ hưu và 9.295 giáo viên nghỉ việc.

Những vùng có tỷ lệ giáo viên thấp nhất cả nước là: Vùng miền núi phía Bắc (tỷ lệ giáo viên mầm non/lớp là 1,6); vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ (tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp là 1,29).

Bộ môn thiếu nhiều giáo viên nhất là các môn học mới gồm tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật.

Tiếng Anh, tin học trước đây là môn tự chọn nay đưa vào chương trình bắt buộc từ lớp 3, đồng thời bổ sung mới môn nghệ thuật cấp THPT, môn tiếng dân tộc thiểu số tự chọn... Tình trạng thiếu giáo viên các môn học này đã diễn ra suốt 3 năm qua, kể từ khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhưng chậm được khắc phục.

Báo cáo cũng nêu rõ, cơ cấu đội ngũ nhà giáo mất cấn đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau dẫn tới tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Trong khi đó, chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế, biên chế sự nghiệp giáo dục được giao bổ sung không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

Việc thực hiện đào tạo nâng chuẩn ở các địa phương chưa đồng đều, một số nơi tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật giáo dục 2019 còn thấp như cấp mầm non ở vùng Đông Nam Bộ (tỷ lệ đạt chuẩn là 75,4%), cấp tiểu học ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tỷ lệ đạt chuẩn là 77%).

Sự chênh lệch này xuất phát từ công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát, không theo kịp thực tế cùng với những biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật.

Bên cạnh đó, việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển, thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp.

Nhiều địa phương thực hiện chủ trương tinh giản 10% biên chế trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ một cách cơ học. Một số địa phương còn không tuyển dụng mới giáo viên để thực hiện chủ trương tinh giản này.

Báo cáo cũng khẳng định, việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế 10% gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục.

Theo Hoàng Hồng/ Dân trí

https://dantri.com.vn/giao-duc/hon-9000-giao-vien-cong-lap-bo-viec-nam-hoc-2022-2023-20230724114416417.htm

  • Từ khóa

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
384 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
802 lượt xem

16 sinh viên học vượt tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận bằng tốt nghiệp

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 1.053 sinh viên, trong đó 16 SV học vượt (3,5 năm) với thành tích cao.
14:28 - 26/04/2024
812 lượt xem

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết...
10:50 - 26/04/2024
926 lượt xem

Những điểm mới cần nhớ khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang đăng ký thử và sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức ngay sau kỳ nghỉ lễ 30.4 (từ 2 - 10.5). Để đảm...
09:23 - 26/04/2024
931 lượt xem