11
/
135886
Mỹ: Chi hơn 220 triệu USD cho mô hình dạy kèm học sinh hổng kiến thức
my-chi-hon-220-trieu-usd-cho-mo-hinh-day-kem-hoc-sinh-hong-kien-thuc
news

Mỹ: Chi hơn 220 triệu USD cho mô hình dạy kèm học sinh hổng kiến thức

Thứ 2, 10/10/2022 | 14:16:39
1,998 lượt xem

Các trường học của Mỹ đang thực hiện chương trình dạy kèm (một kèm một, hoặc nhóm 2-3 học sinh) tại trường nhằm giúp học sinh lấy lại kiến thức sau khi trải qua thời gian dài học trực tuyến vì dịch Covid-19.


Động thái này diễn ra trong bối cảnh kết quả bài kiểm tra đánh giá quốc gia về tiến bộ giáo dục (NAEP) được công bố hôm 1.9 rớt xuống mức báo động, theo tờ The New York Times. Chẳng hạn, điểm NAEP của học sinh 9 tuổi cho thấy điểm môn toán giảm 7 điểm so với mức trước khi đại dịch bùng phát và điểm đọc hiểu giảm 5 điểm. Các nhà quản lý giáo dục gọi đây là hồi chuông báo động.

Mỹ: Chi hơn 220 triệu USD cho mô hình dạy kèm học sinh hổng kiến thức - ảnh 1


Dạy kèm trong trường học trở thành giải pháp giúp học sinh yếu nắm vững kiến thức. SaGa Foundation


Do đó, nhiều chuyên gia đánh giá dạy kèm trong trường có thể là một trong những giải pháp hiệu quả nhất nhằm bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh, nhất là cấp tiểu học và THCS. Các tiết dạy kèm diễn ra trong ngày ở trường, kéo dài khoảng 30 phút, dành cho những học sinh kém, không theo kịp bài học trên lớp. Giáo viên đứng lớp trực tiếp và thầy cô dạy kèm phối hợp chặt chẽ với nhau để hỗ trợ học sinh.

“Cảm giác tuyệt vời nhất trong việc dạy kèm là khoảnh khắc học sinh nắm vững kiến thức, trở nên tự tin hơn và phụ huynh thể hiện sự hài lòng khi nhận thấy sự tiến bộ của con em trong học tập”, cô giáo Joi Mitchell nói với tờ The New York Times. Cô Mitchell đăng ký làm giáo viên dạy kèm sau khi thấy quảng cáo của Saga Education, một tổ chức chuyên cung cấp giáo viên dạy kèm trong trường cho các trường khắp nước Mỹ và tư vấn về dạy kèm cho Bộ Giáo dục Mỹ.

Đây là một trong số những biện pháp can thiệp mạnh mẽ nhất của hệ thống trường công nhằm nâng cao chất lượng học tập. Nghiên cứu của Đại học Chicago và một số trường khác kết luận mô hình dạy kèm học sinh trong trường giúp học sinh củng cố kiến thức và bắt kịp chương trình.

Chính vì thế, Bộ Giáo dục Mỹ hồi tháng 4 đã công bố chi hơn 220 triệu USD (từ các nguồn ngân sách và quỹ tài trợ) để rót kinh phí cho các trường xây dựng chương trình dạy kèm và bồi dưỡng học sinh, giúp các em lấy lại kiến thức sau khi trải qua thời gian dài học trực tuyến. Đây là khoản bổ sung trong tổng số tiền 122 tỉ USD tài trợ của kế hoạch hỗ trợ các trường trong vòng 3 năm, được thông qua hồi tháng 3.2021.

Hoạt động dạy kèm trong trường tốn kém chi phí (800-1.200 USD/học sinh), đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên đứng lớp chính thức và giáo viên dạy kèm. Tuy nhiên, nhiều trường và chuyên gia cùng nhà quản lý giáo dục ủng hộ hoạt động này.

Ông Alan Safran, Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập Saga Education, lưu ý: “Việc dạy kèm học sinh phải được thực hiện trong trường, không phải là sau giờ tan trường. Bên cạnh đó, một giáo viên dạy kèm cần phải được giao theo sát một học sinh hoặc nhóm học sinh 2-3 lần/tuần”.

Ngoài giáo viên dạy kèm, một số trường ở Mỹ còn có chương trình học sinh lớp trên kèm lớp dưới sau giờ học ngay tại trường.

Trao đổi với PV Thanh Niên, chị Châu Huỳnh, một người Mỹ gốc Việt sống ở TP.Cupertino (bang California, Mỹ), chia sẻ: “Trường tiểu học của con tôi thường kết thúc lúc 14 giờ. Sau giờ học, học sinh có thể tham gia câu lạc bộ hoặc đến thư viện làm bài tập và nếu không hiểu bài thì có thể hỏi giáo viên để được hỗ trợ".

"Nhà trường còn có chương trình học sinh lớp trên kèm lớp dưới. Theo yêu cầu của nhà trường, một học sinh muốn dạy kèm cho học sinh khác cần phải có điểm số cao ở các môn và điền vào đơn đăng ký để trường xét duyệt”, chị Châu Huỳnh cho biết.

Theo Phúc Duy/Thanh niên

https://thanhnien.vn/my-chi-hon-220-trieu-usd-cho-mo-hinh-day-kem-hoc-sinh-hong-kien-thuc-post1508603.html

  • Từ khóa

Cấm các trường đại học yêu cầu xác nhận nhập học sớm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm 2024. Theo đó, bộ cấm các trường...
19:36 - 05/05/2024
176 lượt xem

Có đến 20 phương thức xét tuyển, thí sinh nên chọn phương thức nào?

Bộ GD-ĐT vừa công bố danh mục các phương thức xét tuyển năm 2024. Đây cũng là các phương thức phổ biến đã được các trường ĐH sử dụng để tuyển sinh trong...
15:00 - 05/05/2024
269 lượt xem

Thấy con đọc truyện, xem phim nhạy cảm: Sốc, rồi làm sao nữa?

Khi bắt gặp con còn vị thành niên (dưới 18 tuổi) đang đọc truyện, xem phim có yếu tố nhạy cảm, phim 18+, cha mẹ có thể sốc, hoặc không thể chấp nhận thậm...
10:24 - 05/05/2024
419 lượt xem

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã...
08:22 - 04/05/2024
1,028 lượt xem

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
1,335 lượt xem