9
/
86863
Cuộc sống đổi thay vì dịch corona
cuoc-song-doi-thay-vi-dich-corona
news

Cuộc sống đổi thay vì dịch corona

Thứ 6, 21/02/2020 | 12:19:03
549 lượt xem

Được mẹ đẩy giúp chiếc xe đạp ra khỏi thang máy, cô bé bốn tuổi vội nói: "Mẹ dừng lại để con rửa tay đã. Con lỡ chạm vào nút bấm thang máy".

Thấy con gái khum tay trái vào lòng tay phải, rửa tay theo đúng "quy trình 6 bước", chị Nguyễn Thị Hà, 32 tuổi, cư dân của khu chung cư thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng làm theo, mắt hướng lên bảng hướng dẫn. "Không có dịch corona này, có lẽ tôi cũng chẳng biết phải rửa tay thế nào mới đúng", bà mẹ trẻ phân trần khi thấy phía sau mình là năm người từ trong thang máy bước ra, đứng xếp hàng đợi đến lượt rửa tay.

Qua tấm khẩu trang, chị nhận ra một người quen nhờ ánh mắt. Hai người chỉ khẽ gật đầu chào rồi bước đi.

Nhờ được thường xuyên tiếp cận các thông tin về giữ gìn vệ sinh, ý thức của người dân đô thị tăng lên. Ảnh: Ngọc Thành. 

Kể từ khi Việt Nam ghi nhận những bệnh nhân dương tính với nCoV đầu tiên, đặc biệt là khi Thủ tướng công bố dịch, bầu không khí của chung cư nơi mẹ con chị Hà đang sống, đột nhiên chùng xuống. Mọi thứ dường như bị bao phủ bởi một màn sương u ám đầy lo lắng. Khu vui chơi của chung cư trước đây, mỗi chiều, lũ trẻ từ các căn hộ tràn xuống vui đùa, nay chỉ còn lác đác vài đứa "cuồng chân" chạy một cách uể oải vì không có bạn. Khu thể thao cũng bớt nghe thấy tiếng bóng rổ nện bùm bụp xuống sàn. Trên ghế đá, hai bà lão đeo khẩu trang ngồi lặng lẽ, thi thoảng với tay ra sau lưng đấm thùm thụp.

Lý giải về hiện tượng này, anh Nguyễn Chí Minh, Trưởng ban quản trị chung cư cho biết, ở đây có căn hộ của hai công dân Trung Quốc nên mọi người có phần lo lắng hơn. Có người còn để nghị cho họ đi riêng thang máy để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus. Đến một ngày, xe cứu thương cùng các bác sĩ mặc quần áo bảo hộ kín mít đưa hai người Trung Quốc đi xét nghiệm thì mọi thứ gần như bùng nổ.

Cồn, nước rửa tay lần đầu xuất hiện ở các chung cư, tòa nhà cao tầng, các khu văn phòng, kể từ khi xuất hiện dịch nCoV. Ảnh: Phạm Nga. 

"Một số cư dân công khai ý định sơ tán để tránh dịch. Nhiều hộ cửa đóng then cài nhốt con trong nhà", anh Minh nói. Nhóm chat chung của cư dân chỉ hạ nhiệt khi kết quả xét nghiệm cho thấy những người Trung Quốc âm tính với Covid-19.

Cư dân càng hoang mang, Trưởng ban quản trị như anh Minh càng áp lực. Từ khi có dịch, mỗi sáng việc đầu tiên của anh là đọc tin tức để cập nhật tình hình diễn biến của dịch bệnh cả ở trong và ngoài nước, sau đó là đọc khuyến cáo của Bộ Y tế. "Trang bị đủ kiến thức mới kiểm soát tình hình tốt được", anh nói. Các cuộc họp ban quản trị bàn giải pháp phòng dịch bệnh cũng thường xuyên được tổ chức.

Trong căn hộ của gia đình anh, nếp sinh hoạt đã thay đổi. Chỉ gần một tháng, 5 thành viên trong nhà dùng hết hai chai cồn ethanol 70 độ, thứ trước đây họ chưa từng đụng đến. Anh Minh cũng quyết định cho con nghỉ học trước khi có thông báo từ nhà trường. Vợ bận bịu, anh phải nghỉ làm ba ngày trông con sau đó nhờ bố mẹ vợ từ Ninh Bình ra chăm cháu.

Ở công ty anh Minh làm việc, không khí những ngày gặp mặt đầu xuân hoàn toàn biến mất, thay vào đó là hơn 30 khuôn mặt đeo khẩu trang, chỉ nói chuyện với nhau một cách hạn chế về công việc. Năm năm làm quản lý công ty thiết bị truyền hình, lần đầu tiên, anh thấy công ty không có hợp đồng mới nào được ký kết.

Anh Minh làm tham gia cuộc họp ban quản trị chung cư, rồi ở lại tiếp tục ở lại làm việc sau 20h ngày 18/2, để tăng cường giải pháp phòng bệnh. Ảnh: Phạm Nga. 

Dịch bệnh không chỉ làm thay đổi nhịp sống, sinh hoạt của cư dân đô thị. Nó còn khiến túi tiền của những người như anh Nguyễn Hồng Thành, ở Phú Diễn, Nam Từ Liêm, ông chủ của ba trường mầm non và một công ty vận tải, bị đe dọa. Khuôn mặt xạm đen, đôi mặt trũng sâu vì thiếu ngủ, anh chốc chốc lại gục đầu xuống cạnh bàn của quán cà phê ven hồ. "Mọi người hỏi sao dạo này tôi phờ phạc thế. Mở mắt ra đã mất 40-50 triệu đồng, ai mà vui vẻ được", anh vuốt mặt thở dài.

Chỉ thị cho học sinh toàn thành phố nghỉ học khiến ba trường mầm non của anh Thành phải tạm thời đóng cửa, hơn 60 giáo viên, nhân viên không có việc làm. Mỗi giáo viên, anh phải hỗ trợ 50% mức thu nhập, trung bình khoảng 5 triệu đồng/người, kèm bảo hiểm. Tiền thuê mặt bằng ở ba điểm trường gần 200 triệu đồng/tháng. Phần lớn các kinh phí đó đều rút từ ví của người đàn ông 45 tuổi này.

Trước Tết, anh Thành mới hùn vốn với bạn thân sắm 20 xe container mở công ty chuyên chở hàng cho các doanh nghiệp sản xuất động cơ. Dịch viêm phổi do corona xảy ra, các doanh nghiệp liên kết với công ty anh Thành dừng sản xuất khiến dàn xe của anh cũng phải "đắp chiếu". Chưa tính những chi phí khác, tiền bến bãi của mỗi xe đã 900 nghìn đồng một tháng. 50 tài xế và 6 nhân viên điều hành cũng cần trả lương, bảo hiểm.

Đáng lẽ người như anh phải "bận đến nỗi không kịp thở" thì bây giờ, mỗi sáng, anh thừa thời gian ngồi chỉ để phàn nàn về nghịch cảnh với một người bạn lâu năm. "Nếu hết tháng này, vẫn nghỉ học, doanh nghiệp vẫn lao đao, thì tôi chỉ có nước nhảy sông tự vẫn", anh nửa đùa, nửa thật. 

Dù ở cách anh Thành gần 2.000 cây số nhưng tình cảnh của cô Minh Hà, chủ một trường mầm non tư thục ở quận 9, TP HCM cũng chẳng khác là bao. Sáng 15/2, Minh Hà có buổi họp mặt với hơn 20 chủ trường khác, bàn hướng giải quyết khó khăn khi lịch nghỉ của học sinh liên tiếp được nối dài.

Sau buổi họp, nhiều chủ trường thống nhất sẽ hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho giáo viên. Tuy nhiên, những trường đang gặp khó khăn do chi phí thuê mặt bằng cao, làm ăn không hiệu quả sẽ không có khoản hỗ trợ này. "Trường tư thục tự thu tự chi, nên nếu ngưng hoạt động đồng nghĩa với việc giáo viên sẽ không có lương", cô Hà nói.

Để có tiền hỗ trợ lương giáo viên tháng 2, Minh Hà đã phải làm một việc chưa từng có tiền lệ: Gửi thư ngỏ xin mỗi phụ huynh 400.000 đồng.

"Tôi mất hai ngày để suy nghĩ, lấy hết can đảm để viết thư, bởi bây giờ ai cũng khó khăn cả", cô Hà chia sẻ.

Thùy Linh (22 tuổi), là giáo viên tại trường, khi biết tin sẽ nhận được 1.000.000 đồng tiền hỗ trợ từ phụ huynh nói: "Vậy là tháng này có tiền đóng nhà trọ rồi". Linh quê ở Long An lên TP.HCM ở trọ để dạy học, kể từ khi có dịch Linh phải về quê để giảm bớt chi phí sinh hoạt. "Trên thành phố nắm rau, củ hành đều phải mua, không có lương bọn em làm sao ở lại", Linh nói.

Vừa ra trường đi làm hơn nửa năm, nên với mức lương cơ bản 4,5 triệu đồng mỗi tháng, Thùy Linh chưa có tiền tiết kiệm. Tháng 1 đúng dịp nghỉ Tết, Linh đã dành hết tiền thưởng mua quà tặng cha mẹ và chi tiêu. Để có tiền tiêu vặt, Linh xin vào làm thêm tại xưởng đóng gói thanh long gần nhà với mức lương 10.000 đồng một giờ. Tuy vậy, mỗi ngày cô giáo Linh chỉ làm được khoảng 3-5 tiếng, bởi bây giờ thanh long cũng "ế" không xuất khẩu được. 

Thùy Linh tính nếu sang tháng 3 trẻ vẫn chưa thể trở lại trường, cô sẽ xin chủ nhà trọ bớt tiền thuê nhà. Linh không thể trả phòng, bởi chưa hết hợp đồng cô sẽ mất 2 tháng tiền cọc.

"Dù sao tôi cũng may mắn khi còn độc thân", cô giáo trẻ thở dài.

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/doi-song/cuoc-song-doi-thay-vi-dich-corona-4057352.html 

  • Từ khóa

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

Học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng đạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024 khi hóa thân thành một nhân viên làm việc tại bưu điện ngôi làng...
16:12 - 26/04/2024
525 lượt xem

Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'

Thương Kim Diệu - cô bé sinh non bị bỏ rơi được Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần cưu mang, trải qua 3 lần phẫu thuật vì hoại tử ruột. Lương Ngọc Duy cùng 2...
14:20 - 26/04/2024
569 lượt xem

Doanh nghiệp tặng vàng tri ân nhân viên: Vẫn nên tin câu 'công ty là đại gia đình' chứ!

Không tìm cách cắt giảm lao động lớn tuổi và ưu tiên tuyển lao động trẻ, có những doanh nghiệp tặng vàng, thưởng tiền thâm niên như một sự trân trọng sự...
12:13 - 26/04/2024
598 lượt xem

Vinh danh 200 'chiến sĩ nhỏ Điện Biên’

Với tinh thần chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, tích cực rèn luyện và tham gia công tác Đội, 200 tấm gương tiêu biểu đã được T.Ư...
09:11 - 26/04/2024
677 lượt xem

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng...
16:41 - 25/04/2024
1,091 lượt xem