9
/
59747
Sinh viên cần học cách chi tiêu hợp lý
sinh-vien-can-hoc-cach-chi-tieu-hop-ly
news

Sinh viên cần học cách chi tiêu hợp lý

Thứ 5, 05/04/2018 | 09:47:43
1,127 lượt xem

Vài năm gần đây, nhiều ngân hàng hỗ trợ mở thẻ tín dụng, giúp sinh viên có thể 'vay' chi tiêu những lúc ngặt nghèo. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ tiêu xài không đúng mục đích dẫn đến mất khả năng chi trả.

Sinh viên cần học cách chi tiêu hợp lý khi sử dụng thẻ tín dụng ẢNH: NGỌC THẮNG

Vay dễ, xài thoải mái!

Nguyễn Thu H., sinh viên (SV) năm 3 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, kể: “Hiện nay có khá nhiều ngân hàng hỗ trợ SV mở thẻ, với hạn mức tín dụng từ 3 - 6 triệu đồng. Thủ tục khá đơn giản”.

H. cho biết mình và bạn bè đều làm thẻ. Khi được hỏi H. sử dụng thẻ vào những việc gì, H. chia sẻ: “Những lúc hết tiền, thẻ này rất tiện ích. Em dùng nó để mua đồ siêu thị, mua vé xem phim hoặc đi ăn uống với bạn bè…”. Trong khi đó, Gia Khiêm, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết khi vừa có thẻ, Khiêm đã rút gần hết số tiền, cộng với số tiền mẹ cho để mua một chiếc điện thoại “xịn” hơn.

Cả H. và Khiêm đều không đi làm thêm nên số tiền nợ thẻ, hằng tháng H. và Khiêm lại trích tiền bố mẹ gửi trả khoản tiền tối thiểu cho ngân hàng. Nhưng rồi cuối tháng hết tiền, khi cần tiêu lại “rút” từ thẻ ra. Cá biệt, Nguyễn Trần Kh.,

SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM do tiêu xài không có kế hoạch, không chỉ nợ toàn bộ số tiền trong thẻ, mà còn vay bạn bè... đến nỗi liên tiếp vài tháng không có tiền đóng cho ngân hàng nên phải gọi về xin tiền ba mẹ để trả.

Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ SV, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, thông tin thêm: “Một số ngân hàng còn liên kết với các công ty dịch vụ cung cấp dạng thẻ tích hợp để người dùng có thể mua sắm, chi tiêu thông qua ứng dụng trên điện thoại. Nếu tải ứng dụng về sẽ được hỗ trợ 6 triệu đồng, có thể mua điện thoại, máy tính trả góp… Việc này rất có ích đối với những SV đã kiếm ra tiền và biết cách chi tiêu hợp lý, nhưng lại gây ra hệ lụy đối với những bạn chi tiêu bất hợp lý, trong khi còn đang phụ thuộc vào cha mẹ”.

Cẩn thận bị “nợ xấu”

Ông Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác SV, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: “Không phải SV nào cũng đi làm thêm và kiếm ra tiền. Các em vẫn còn đang phụ thuộc vào cha mẹ. Nhiều em không tự chủ được việc chi tiêu, còn lấy cả tiền học phí mua sắm những thứ không cấp bách như điện thoại, quần áo, ăn chơi...”.

Đối với những trường hợp trả nợ không đúng hạn hoặc không trả nợ nhiều tháng liên tiếp, sẽ ảnh hưởng tới hồ sơ tín dụng cá nhân. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng phòng Công tác SV, Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng: “Ngân hàng sẽ liệt những em trả nợ chậm vào danh sách nợ xấu, gây tác hại lớn cho các em sau này. Trong tương lai, sẽ có lúc các em phải thực hiện những hồ sơ vay khác. Lịch sử tín dụng này có thể cản trở điều đó”.

Vì vậy, ông cho rằng SV cần biết cách chi tiêu khi sử dụng thẻ tín dụng.

Theo Mỹ Quyên/Thanh Niên

  • Từ khóa

Bức thư giải nhất UPU năm 2024: ‘Trẻ em dần thiếu thốn tình yêu thương’

Học sinh lớp 9 ở Đà Nẵng đạt giải nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024 khi hóa thân thành một nhân viên làm việc tại bưu điện ngôi làng...
16:12 - 26/04/2024
431 lượt xem

Bơi 100 km trong 2 ngày giúp bé gái sơ sinh bị bỏ rơi hoại tử ruột.… 'được sống'

Thương Kim Diệu - cô bé sinh non bị bỏ rơi được Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần cưu mang, trải qua 3 lần phẫu thuật vì hoại tử ruột. Lương Ngọc Duy cùng 2...
14:20 - 26/04/2024
478 lượt xem

Doanh nghiệp tặng vàng tri ân nhân viên: Vẫn nên tin câu 'công ty là đại gia đình' chứ!

Không tìm cách cắt giảm lao động lớn tuổi và ưu tiên tuyển lao động trẻ, có những doanh nghiệp tặng vàng, thưởng tiền thâm niên như một sự trân trọng sự...
12:13 - 26/04/2024
510 lượt xem

Vinh danh 200 'chiến sĩ nhỏ Điện Biên’

Với tinh thần chăm ngoan, học giỏi, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, tích cực rèn luyện và tham gia công tác Đội, 200 tấm gương tiêu biểu đã được T.Ư...
09:11 - 26/04/2024
597 lượt xem

WHO báo động: Quá nhiều người trẻ dùng rượu bia, thuốc lá điện tử

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 280.000 thiếu niên độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, WHO cung cấp 'bức tranh đáng lo ngại' về việc sử dụng...
16:41 - 25/04/2024
997 lượt xem