9
/
154258
Cô gái bại não mang giấc mơ 'blouse trắng'
co-gai-bai-nao-mang-giac-mo-blouse-trang
news

Cô gái bại não mang giấc mơ 'blouse trắng'

Thứ 2, 02/10/2023 | 16:28:00
2,006 lượt xem

Gần hai tuổi, Liên được bác sĩ chẩn đoán bị bại não thể co cứng. Đến tuổi đi học nhưng chẳng thể cầm bút do tay cứng đơ, chẳng chút đàn hồi. Cô gái ấy đã nỗ lực rất nhiều để chạm ước mơ bước đến giảng đường đại học.

Với Liên, mẹ không chỉ có công sinh thành mà còn là cô giáo dạy cho Liên những nét chữ đầu đời - Ảnh: LƯƠNG HUYỀN

Với Liên, mẹ không chỉ có công sinh thành mà còn là cô giáo dạy cho Liên những nét chữ đầu đời - Ảnh: LƯƠNG HUYỀN

Ngày đầu đến giảng đường, Lê Thị Liên (18 tuổi, ở Thanh Hóa) - tân sinh viên Trường đại học Y Dược Thái Bình) - hồi hộp đến mức nghe rõ từng tiếng trống ngực. Có lẽ vì hồi hộp khiến nữ sinh trượt chân ngã nhào, dù được bác gái cẩn thận dìu dắt.

Rời vòng tay mẹ

Ánh mắt đầy tự tin, cô gái xứ Thanh men theo dãy bàn học trước mặt, tiến đến chỗ ngồi còn trống trong lớp. Sự e dè, ngại ngần ban đầu nhường chỗ cho sự thân thiện, hòa đồng của những người bạn mới.

"Nhiều hôm đến lớp, tôi còn được các bạn tận tình dìu đến chỗ ngồi. Tan học, chúng tôi còn cùng nhau ăn cơm trưa và trò chuyện về cuộc sống nơi giảng đường đại học" - Liên hồ hởi nói.

Lần đầu tiên rời xa vòng tay bố mẹ, những khó khăn, vất vả ở môi trường mới giúp Liên trưởng thành hơn, thôi thúc cô mạnh mẽ để bắt kịp với các bạn.

Liên có "biệt tài" ghi chép khá nhanh, do đó cô gần như không bỏ sót kiến thức quan trọng nào. Thời gian rảnh, cô tranh thủ xem lại bài vở và nghiên cứu thêm tài liệu.

Thế nhưng ít ai biết để có được sự tự tin như hiện nay, cô gái xứ Thanh phải nỗ lực rất nhiều, vượt nghịch cảnh để chạm đến ước mơ giảng đường đại học.

Liên được bác sĩ chẩn đoán bị bại não thể co cứng, việc đi lại gặp khó khăn - Ảnh: LƯƠNG HUYỀN

Liên được bác sĩ chẩn đoán bị bại não thể co cứng, việc đi lại gặp khó khăn - Ảnh: LƯƠNG HUYỀN

Gần 2 tuổi, Liên được bác sĩ chẩn đoán bị bại não thể co cứng. Đến tuổi đi học, nhưng cô chẳng thể nào cầm bút do tay phải cứng đơ, chẳng chút đàn hồi. Bàn tay còn lại có vẻ khá hơn nhưng cầm đồ vật còn khó, nói gì tới viết chữ.

Không từ bỏ, bà Trịnh Thị Thảo (mẹ Liên) sưu tầm hàng trăm đĩa nhạc cổ điển cho con nghe mỗi ngày. Là giáo viên tiểu học, bà cần mẫn dạy con cầm bút bằng tay trái.

"Mấy tuần đầu, bàn tay con bé cứng đơ, tưởng chừng hai mẹ con phải bỏ cuộc. Sau ba tháng miệt mài, niềm hy vọng được thắp lên khi con bắt đầu cầm được bút. Cứ như vậy, mỗi ngày tôi đều dành thời gian tập viết cùng con" - người mẹ trải lòng.

Với sự đồng hành của mẹ, hết lớp 1, Liên đã viết thành thạo 29 chữ cái cùng các con số. Viết được rồi, nhưng hành trình đến trường vẫn vô cùng gian truân chỉ vì đôi bàn chân co quắp chẳng chịu nghe lời. Dù đã trải qua năm lần phẫu thuật, song Liên vẫn chẳng thể tự mình bước đi nếu không có điểm tựa.

Hằng ngày, Liên được mẹ dìu đến lớp học, hết giờ bà lại tất bật đón về. Liên nghĩ nếu ở nhà vẫn phiền mẹ như vậy cũng không phải là cách hay.

Sau khi lấy hết can đảm, Liên cố tựa vào bức tường nhà mạnh mẽ bước đi. Những ngày đầu thật khó với Liên vì cứ hễ bước đi là té ngã. "Có lần, tôi cố gắng men theo cầu thang xuống tầng một thì bước hụt. Cả người cứ thế lộn nhào xuống, phần đầu đập mạnh xuống nền nhà sưng phù. Ngã riết cũng thành quen, mỗi lần như vậy tôi không còn sợ hãi nữa" - cô tân sinh viên nở nụ cười.

Nuôi ước mơ thành dược sĩ

Bệnh tật từng khiến Liên sống trong mặc cảm, nhưng tình yêu của gia đình và bạn bè tiếp thêm động lực để cô vượt qua tất cả.

Bây giờ Liên có hẳn một nhóm bạn chơi thân, thường xuyên sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống, sẵn sàng đứng ra bảo vệ nếu ai đó châm chọc, trêu đùa Liên. "Trở thành dược sĩ, được khoác trên mình chiếc áo blouse trắng chính là ước mơ tôi ấp ủ từ lâu. Tôi lựa chọn ngành này vì muốn tìm hiểu về căn bệnh của mình và mong được chăm sóc sức khỏe cho những người thân" - Liên quả quyết.

Hiện tại, Liên đã nhập học được hai tuần. Cô tân sinh viên đang ở cùng bác ruột để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Cô cũng được bố mẹ mua cho chiếc xe điện ba bánh để thuận tiện cho việc di chuyển từ phòng trọ lên giảng đường.

Cô giáo Trần Thị Nga - giáo viên chủ nhiệm của Liên - nhận xét Liên là học sinh đặc biệt không chỉ chăm ngoan, học giỏi mà còn giàu nghị lực.

"Việc đi lại của em vô cùng khó khăn, tuy nhiên, em đã lấy sự thiệt thòi ấy làm động lực để vươn lên trong học tập, cuộc sống. Với thầy cô và bạn bè, Liên là tấm gương của sự vượt khó vươn lên" - cô Nga nói.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/co-gai-bai-nao-mang-giac-mo-blouse-trang-2023100120064284.htm 

  • Từ khóa

Phục dựng ảnh những anh hùng Điện Biên Phủ, nhóm bạn trẻ muốn nói lời tri ân

Vận dụng công nghệ và tài năng của giới trẻ để tri ân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc là phương châm của Team Lee, nhóm những bạn trẻ phục dựng ảnh...
12:53 - 04/05/2024
386 lượt xem

Tăng lương tối thiểu từ ngày 1-7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có...
15:32 - 03/05/2024
867 lượt xem

Rất tiện lợi, sao còn cự cãi về chuyện không tiền mặt!

'Đừng cự cãi nữa bởi cả thế giới đều công nhận sự tiện lợi của không tiền mặt. Việc cần làm là phổ cập thanh toán trực tuyến đến toàn bộ doanh nghiệp, cơ...
11:30 - 03/05/2024
997 lượt xem

Hát để quyên góp đóng viện phí cho bệnh nhi

Cứ hơn 20 giờ mỗi tối cuối tuần, nhóm "Hát để sẻ chia" lại có mặt tại phố ẩm thực Vĩnh Khánh (Q.4, TP.HCM), dùng lời ca tiếng hát để kêu gọi sự chung tay...
10:25 - 03/05/2024
1,033 lượt xem

Nhân viên phát hoảng vì công ty áp cả 'KPI chạy bộ'

Trên mạng xã hội lan truyền video cô gái “bóc phốt” công ty áp KPI chạy bộ, đọc sách. Có ý kiến cho rằng đây là phong trào tốt giúp rèn luyện sức khỏe,...
08:27 - 03/05/2024
1,026 lượt xem