9
/
139657
Có nhất thiết phải đợi đến khi thật giỏi mới bắt đầu công việc?
co-nhat-thiet-phai-doi-den-khi-that-gioi-moi-bat-dau-cong-viec
news

Có nhất thiết phải đợi đến khi thật giỏi mới bắt đầu công việc?

Thứ 6, 16/12/2022 | 14:12:00
2,013 lượt xem

Đứng trước những thử nghiệm hay công việc mới, nhiều người trẻ thừa nhận có tâm lý chần chừ không dám thử vì vô vàn lý do. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để bắt đầu?

Có nhất thiết phải đợi đến khi thật giỏi mới bắt đầu công việc? - ảnh 1

Người trẻ tham gia ngày hội việc làm để tìm kiếm công việc và cơ hội nghề nghiệp mới LÊ THANH

Ngại thử, ngại bắt đầu công việc mới

Lê Thị Kim Ngân (21 tuổi), ngụ tại KP6, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết bản thân đã từng bỏ lỡ một số cơ hội vì không đủ dũng khí để bắt đầu. Ngân kể: “Trước đây, mình là cộng tác viên Ban Tin tức của Tỉnh đoàn Đồng Tháp, một thời gian sau mình được tổ chức Đoàn ngỏ ý mời làm thành viên chính thức cho Ban Tuyên giáo. Khi ấy, thật tình mà nói bản thân rất thích và muốn thử nhưng do không phải là chuyên môn chính, sợ kiến thức còn hạn hẹp nên mình đã bỏ qua cơ hội để được làm việc chính thức tại đây”.

Có nhất thiết phải đợi đến khi thật giỏi mới bắt đầu công việc? - ảnh 2

Kim Ngân cảm thấy tiếc nuối vì để tuột mất cơ hội có một không hai NVCC

Tương tự, Phạm Trần Thiên Phúc, sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cũng chưa dám thử sức ở một công việc khác ngoài hai mảng sáng tạo nội dung và thương mại điện tử mà anh biết. Khi được hỏi về lý do vì sao còn chần chừ, Phúc cho hay: “Mình chưa thử qua công việc khác nên mình ngại bắt đầu, ngại yêu cầu cao từ nhà tuyển dụng. Đã nhiều lần mình muốn ứng tuyển vào một công việc khác để xem bản thân có phù hợp hay không nhưng rồi lại đắn đo và không nộp hồ sơ vì sợ không cạnh tranh được với người khác, mình sợ không làm nổi”.

Trần Thị Kim Chi, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: “Thấy các bạn đi làm từ khi còn là sinh viên năm nhất, năm hai thì cũng ham, mà mình lại không đủ tự tin vào khả năng của bản thân để làm điều đó. Mình sợ làm không tốt nhiệm vụ được giao vì thấy bản thân còn thiếu sót nhiều về kiến thức cũng như kỹ năng”.

Có nhất thiết phải đợi đến khi thật giỏi mới bắt đầu công việc? - ảnh 3

Kim Chi mong muốn bản thân sẽ tự tin hơn trong tương lai NVCC

Khi để tuột mất những cơ hội công việc có một không hai, nhiều người trẻ cảm thấy khá tiếc nuối. Kim Ngân bộc bạch: “Giá như lúc đó mình mạnh mẽ hơn thì mình sẽ thử để có thật nhiều kỷ niệm đẹp cùng Đoàn ở tuổi thanh xuân”. Ngân cũng cho biết bản thân đã, đang và sẽ hoạt động, cống hiến hết mình với vai trò cộng tác viên để làm vơi đi cảm giác hối tiếc trong quá khứ.

“Mình hy vọng một ngày nào đó mình có thể tự tin hơn để dám thử dám làm, có một bước tiến mới trong sự nghiệp”, Kim Chi bày tỏ. Rèn luyện sự tự tin để bước qua vùng an toàn của bản thân là mục tiêu mà Kim Chi đang hướng đến.

Không cần quá giỏi để bắt đầu mà bắt đầu để trở nên giỏi hơn

Không muốn bản thân phải hối hận hay tiếc nuối thêm về những thứ mình có thể làm được nhưng không đủ can đảm để làm, ở thời điểm hiện tại, Kim Ngân luôn có sự cân nhắc khi đứng trước trải nghiệm mới. Tuy nhiên, Ngân thường chọn cách dấn thân thử sức vì muốn biết nhiều điều hơn cũng như muốn khám phá năng lực tiềm ẩn của mình.

Ngân thổ lộ: “Năm nhất đại học mình mạnh dạn cộng tác với một số cơ quan báo chí, thật sự lúc đó mình không có kiến thức gì nhiều nhưng mình vẫn thử, cho phép mình sai để lần sau khắc phục và có bước tiến cao hơn. Mình nhận được nhiều từ sự cộng tác đó: mình lớn hơn nhiều về kỹ năng, học thêm được nhiều điều hay từ anh chị đồng nghiệp thay vì kiến thức sách vở. Mình không đợi giỏi mới làm, vì lẽ giỏi là không có thước đo để định lượng, một môi trường mới không thể áp năng lực từ chỗ cũ vào được

Không ai sinh ra đã giỏi

Khi được hỏi về quan điểm người trẻ có nên đợi giỏi mới bắt đầu, ông Trần Bằng Việt, Giám đốc điều hành của Đông A Solutions, cho hay: “Không ai sinh ra đã giỏi mà mỗi người chúng ta phải làm việc, rèn luyện, va chạm để có thể trở nên tốt hơn. Những người giỏi phải là những người sử dụng được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết một vấn đề nào đó. Người giỏi cũng có thể là người chưa biết nhiều về lý thuyết nhưng luôn tìm cách học hỏi để đúc kết được những lý thuyết, kinh nghiệm cho bản thân”.

Có nhất thiết phải đợi đến khi thật giỏi mới bắt đầu công việc? - ảnh 4

Ông Trần Bằng Việt, Giám đốc điều hành của Đông A Solutions

Theo ông Việt, trong tuyển dụng, một số doanh nghiệp không đặt nặng vấn đề tuyển dụng về kinh nghiệm mà họ quan tâm nhiều về tư duy và thái độ của các ứng viên đối với công việc. Các doanh nghiệp thường đánh giá cao những người chịu khó, lăn xả, kiên định và có tính chiến đấu cao trong công việc.

Phạm Hào Tiệp (24 tuổi, ngụ tại số nhà 47 Tân Lập, P.Đông Hòa, TP.Dĩ An, Bình Dương) cho biết bản thân đã bắt đầu bén duyên với công việc lập trình game từ năm 2 đại học để có tiền đóng học phí vì gia đình muốn anh theo học ngành khác. Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM với tấm bằng giỏi, Tiệp đảm nhận công việc lập trình cho hai tập đoàn lớn tại TP.HCM. Đến tháng 3.2022, Tiệp chuyển sang viết tool, lập trình game tự do.

“Lúc mới lập trình mình làm sai nhiều, nhưng mình không nản mà thường sẽ tìm cách sửa sai, rút kinh nghiệm và tiếp tục làm. Mình nhận ra không cần quá giỏi để bắt đầu mà thay vào đó là bắt đầu để trở nên giỏi hơn. Bởi mỗi người có điểm mạnh và hạn chế riêng, nếu biết chớp lấy cơ hội thích hợp và bước ra khỏi vùng an toàn thì sẽ phát triển được bản thân”, Tiệp nói.

Có nhất thiết phải đợi đến khi thật giỏi mới bắt đầu công việc? - ảnh 5

Sẵn sàng bắt đầu công việc mới với một cái đầu ham học hỏi là phương châm sống của Nguyễn Thị Ngọc NVCC
Cũng từng thử sức ở nhiều vị trí công việc từ năm 2 đại học, Nguyễn Thị Ngọc (22 tuổi) nhân viên hành chính nhân sự của một công ty bất động sản trên đường Phạm Văn Đồng, TP.Thủ Đức (TP.HCM) luôn sẵn sàng lựa chọn trải nghiệm để có thêm kinh nghiệm cho bản thân.

Ngọc chia sẻ: “Mình luôn lắng nghe xem bản thân thực sự thích gì, muốn gì để không bao giờ phải mang cảm giác hối hận. Thực tế khác nhiều so với lý thuyết nên phải có trải nghiệm mình mới biết được bản thân đã làm tốt ở công việc này hay chưa, điều gì cần phải sửa đổi. Bắt đầu từ con số 0 và không có gì để mất nên mình luôn muốn thử, nếu có lỡ thất bại thì vẫn cảm thấy hài lòng với bản thân”.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/co-nhat-thiet-phai-doi-den-khi-that-gioi-moi-bat-dau-cong-viec-post1532196.html 

  • Từ khóa

Mở mạng là gặp 'bẫy lừa': Cảnh giác những khóa học trải nghiệm

Nhiều đơn vị đã và đang cảnh báo việc những kẻ giăng "bẫy lừa" mạo danh tổ chức các khóa học trải nghiệm hè, kỹ năng cho học sinh.
08:31 - 05/05/2024
184 lượt xem

Phục dựng ảnh những anh hùng Điện Biên Phủ, nhóm bạn trẻ muốn nói lời tri ân

Vận dụng công nghệ và tài năng của giới trẻ để tri ân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc là phương châm của Team Lee, nhóm những bạn trẻ phục dựng ảnh...
12:53 - 04/05/2024
640 lượt xem

Tăng lương tối thiểu từ ngày 1-7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có...
15:32 - 03/05/2024
1,163 lượt xem

Rất tiện lợi, sao còn cự cãi về chuyện không tiền mặt!

'Đừng cự cãi nữa bởi cả thế giới đều công nhận sự tiện lợi của không tiền mặt. Việc cần làm là phổ cập thanh toán trực tuyến đến toàn bộ doanh nghiệp, cơ...
11:30 - 03/05/2024
1,272 lượt xem

Hát để quyên góp đóng viện phí cho bệnh nhi

Cứ hơn 20 giờ mỗi tối cuối tuần, nhóm "Hát để sẻ chia" lại có mặt tại phố ẩm thực Vĩnh Khánh (Q.4, TP.HCM), dùng lời ca tiếng hát để kêu gọi sự chung tay...
10:25 - 03/05/2024
1,308 lượt xem