9
/
126272
Giúp người trẻ vượt qua áp lực của cuộc sống
giup-nguoi-tre-vuot-qua-ap-luc-cua-cuoc-song
news

Giúp người trẻ vượt qua áp lực của cuộc sống

Thứ 6, 08/04/2022 | 08:21:46
385 lượt xem

Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ tác động rất lớn đến thể chất, tâm lý, sự hình thành và phát triển tính cách của thanh thiếu nhi, vì thế cần xây dựng các phương thức tập hợp người trẻ.

Cũng có ý kiến cần giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho thanh niên. Ý kiến khác đề nghị xây dựng mạng lưới tư vấn tâm lý, kỹ năng sống giúp người trẻ vượt qua áp lực của cuộc sống…

Rất nhiều ý kiến của các đại biểu là thường vụ T.Ư Đoàn quan tâm đau đáu đến đời sống của đoàn viên, thanh thiếu nhi được đặt ra tại Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 19, khóa XI diễn ra ngày 7.4 tại Hà Nội.

Giúp người trẻ vượt qua áp lực của cuộc sống - ảnh 1

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, phát biểu tại hội nghị. KỲ ANH

Hội nghị với sự chủ trì của anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn; chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn.

11 chuyên đề được thảo luận

Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về 11 báo cáo, tài liệu chuyên đề đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, giai đoạn 2018 - 2022. Trong đó có chuyên đề đánh giá kết quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu nhi; triển khai phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”; nâng cao năng lực tiếng Anh cho thanh thiếu niên Việt Nam; Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”…

Giúp người trẻ vượt qua áp lực của cuộc sống - ảnh 2

Chị Phan Thị Thanh Phương, Bí thư Thành đoàn TP.HCM, nêu ý kiến tại hội nghị

Hội nghị cũng tập trung thảo luận các nội dung trình Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đoàn lần thứ XI, gồm dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; dự thảo Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành T.Ư Đoàn khóa XI; dự thảo Báo cáo đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đoàn khóa XI.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết hội nghị bàn nhiều nội dung rất quan trọng để Đoàn có thêm cơ sở, chất liệu đưa vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII nhằm cập nhật thông tin thực tiễn, chọn ra được hướng công tác, tuyến công việc mới, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, thanh thiếu nhi trong thời gian tới.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng 11 chuyên đề được thảo luận tại hội nghị gắn với Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI và là công việc xuyên suốt 5 năm qua của tổ chức Đoàn. Ban Thường vụ cần bàn thảo rút ra bài học kinh nghiệm để xem việc chọn tuyến vấn đề, công việc có thực sự phù hợp, tốt, đúng và lan tỏa, hiệu quả hay không, để tiếp tục phát huy hoặc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Theo Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, hội nghị lần này sẽ bàn dự thảo sửa đổi bổ sung điều lệ Đoàn, là vấn đề rất hệ trọng, để xác định mô hình tổ chức hiện nay có còn phù hợp với thực tiễn hiện nay không, có hiệu quả không? “Nếu giữ như vậy thì hoạt động như thế nào, số hóa ra sao để bớt hành chính? Nếu thay đổi thì các tổ chức như Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam… hoạt động như thế nào để không bỏ trống mặt trận; để hoạt động Đoàn sôi nổi, có sức hấp dẫn thanh thiếu nhi?”, anh Nguyễn Anh Tuấn trăn trở.

Giúp người trẻ vượt qua áp lực của cuộc sống - ảnh 3

Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 19, khóa XI bàn nhiều nội dung quan trọng về công tác Đoàn

Anh Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết đến 30.6 tới sẽ hoàn thành số hóa đoàn viên, quản lý đoàn viên trên nền tảng số, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động Đoàn. Vậy Điều lệ Đoàn cần thay đổi gì để hoạt động Đoàn phù hợp với chuyển đổi số?

Cần giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho giới trẻ

Thảo luận tại hội nghị, nhiều đại biểu lo ngại về tác động của công nghệ tới giới trẻ hiện nay, vì vậy Đoàn cần đổi mới phương pháp giáo dục và tập hợp thanh thiếu nhi. Anh Bùi Hoài Nam, Bí thư Tỉnh đoàn Khánh Hòa, cho rằng hiện nay bạn trẻ bị cuốn vào công nghệ, mạng xã hội. Sự phụ thuộc vào công nghệ tác động rất lớn đến thể chất, tâm lý, sự hình thành và phát triển tính cách của thanh thiếu nhi. Vì vậy, cần có đánh giá khái quát về sự tác động của công nghệ đến thanh thiếu nhi, từ đó xây dựng các phương thức giáo dục phù hợp với giới trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Anh Bùi Hoài Nam đề xuất công tác giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, Đoàn cần mạnh dạn áp dụng các phương thức mới, hiện đại để phù hợp với thị hiếu của người trẻ hiện nay, như tổ chức các gameshow, nhạc rap lồng ghép tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng…

Cũng đề cập tình trạng này, chị Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Dương, đề xuất xây dựng lực lượng nòng cốt của Đoàn trên không gian mạng. Đồng thời xây dựng mạng lưới tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi, đặc biệt là học sinh, sinh viên để các bạn có kỹ năng vượt qua khó khăn, áp lực của cuộc sống. Chị Xuân cũng đề xuất các giải pháp mới để giáo dục cho bạn trẻ, trong đó có đề án tuyên truyền về lịch sử, văn hóa dân tộc thông qua phim hoạt hình về các anh hùng dân tộc. Ở tầm T.Ư cần có những bộ phim lịch sử đi vào lòng người để thông qua đó giáo dục lịch sử cho thanh thiếu nhi.

Chị Phan Thị Thanh Phương, Bí thư Thành đoàn TP.HCM, cũng cho rằng công tác giáo dục phải kiên trì và có tính bền vững để chuyển đổi nhận thức của thanh thiếu nhi, chứ không chỉ mang tính phong trào, đặc biệt là việc giáo dục pháp luật. Theo chị Phương, hiện việc giáo dục pháp luật mới chỉ mang tính tuyên truyền, cần giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho giới trẻ.

Bên cạnh đó, Đoàn cần thực hiện tốt giáo dục lối sống, truyền thống cho thanh thiếu nhi. “T.Ư Đoàn cần có cơ chế phối hợp với các ngành trong việc hỗ trợ thanh thiếu nhi tiếp cận các thiết chế văn hóa. Hiện nay muốn vô bảo tàng cũng phải trả tiền, trong khi đây là nơi giáo dục lịch sử rất tốt. Vậy, để tạo thói quen cho thiếu nhi đến những địa điểm văn hóa thì có được giảm giá hay miễn phí không?”, chị Phương nói và đề xuất cần đổi mới các ấn phẩm, tác phẩm dành cho thanh thiếu nhi, trong đó hệ thống sách công tác Đoàn phải đổi mới để các em thấy hấp dẫn hơn.

Theo Vũ Thơ/Thanh niên

https://thanhnien.vn/giup-nguoi-tre-vuot-qua-ap-luc-cua-cuoc-song-post1446485.html

  • Từ khóa

Ngày Mật khẩu thế giới: Đặt mật khẩu kiểu nào mới an toàn?

Nhân Ngày Mật khẩu thế giới 2024, Chính phủ Anh đã đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường bảo mật cho các thiết bị kết nối Internet như loa, tivi, chuông...
16:20 - 02/05/2024
284 lượt xem

Đừng mãi bảo bọc con cái...

Thiếu kỹ năng tự lập là vấn đề khá phổ biến đối với giới trẻ hiện nay
11:48 - 02/05/2024
406 lượt xem

Hát Quốc ca trên đỉnh núi Khoan La San

Từ cột mốc A Pa Chải, trên đỉnh núi Khoan La San, nơi tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nhìn biên cương Tổ quốc, nhiều bạn trẻ đã rưng...
07:59 - 02/05/2024
495 lượt xem

Robot do sinh viên sáng chế trình diễn 'Vũ điệu cờ Việt Nam' chào mừng lễ 30.4

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2024), nhóm sinh viên ngành trí tuệ nhân tạo kết hợp cùng ngành truyền thông đa phương tiện...
15:18 - 30/04/2024
1,543 lượt xem

Học bí kíp của gen Z: Ai cũng có thể hạnh phúc hơn

Điều thú vị là những yếu tố này không chỉ giới hạn ở gen Z, mà có thể giúp bất kỳ ai trong chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.
16:43 - 29/04/2024
1,931 lượt xem