240
/
87366
Vì sao “sống xanh” chưa phổ biến ?
vi-sao-song-xanh-chua-pho-bien
news

Vì sao “sống xanh” chưa phổ biến ?

Thứ 2, 02/03/2020 | 13:58:28
953 lượt xem

BGTV- Trong chuỗi các hoạt động bảo vệ môi trường những năm gần đây, nhận thức của người dân đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, phần nhiều các hoạt động này còn giới hạn ở mặt phong trào mà chưa thật sự trở thành một lối sống “bền vững”.

Khó khăn khi thực hiện

Trong xã hội hiện đại ngày nay, sự tiện lợi là yếu tố được đặt lên hàng đầu như một nhu cầu khách quan khó tránh khỏi để mọi hoạt động sinh hoạt bắt kịp nhịp sống. Chính điều này khiến các sản phẩm nhựa một lần dùng, túi nilon trở thành lựa chọn nhanh chóng, ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống, tuy nhiên hệ lụy từ sự “nhanh chóng” khi sử dụng đã và đang để lại hậu quả “lâu dài” và nặng nề với môi trường, trở thành mối nguy hại cho thế hệ tương lai.

Nhận thức được điều này, giới trẻ hiện nay ngày càng quan tâm tới vấn đề bảo vệ và hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa 1 lần dùng, túi nilon và thực hành “lối sống xanh”- hướng đến các sản phẩm thân thiện, có thể tái chế, tái sử dụng, dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nếu chỉ xuất phát từ một bộ phận người dân có chuyển biến tích cực trong nhận thức sẽ chưa thể tạo ra được những thay đổi có tính đột phá.

Sử dụng các sản phẩm, vật liệu thân thiện môi trường là hành động thiết thực bảo vệ môi trường

“Công việc của mình cũng khá bận rộn, nhiều khi cũng phải di chuyển nên việc ăn uống thường nhanh chóng, trước đây mình cũng thử hạn chế sử dụng các loại bao bì nhựa một lần bằng cách nấu ăn tại nhà nhưng do tính chất công việc nên đôi khi phải mua đồ ăn bên ngoài và thường là các hàng quán đều sử dụng các loại nhựa một lần dùng” – chị Vũ Minh Trang, 27 tuổi - phiên dịch viện tại một doanh nghiệp nước ngoài chia sẻ.

Trên thực tế, những người thực hành lối sống xanh hiện gặp phải không ít khó khăn khi phải lựa chọn các địa chỉ bán các sản phẩm có bao bì thân thiện môi trường. Chị Lê Thị Hòa (25 tuổi - giáo viên mầm non) cho biết: “Để hạn chế lượng bao bì đóng gói, tôi thường lựa chọn các sản phẩm dùng túi giấy, hoặc có khi đi chợ, siêu thị cũng chủ động không dùng túi nilon nhưng tìm được những nơi cung cấp và sử dụng các sản phẩm này cũng rất khó, đặc biệt với mặt hàng thực phẩm, đồ tươi sống, nhiều khi mang hộp đi để đựng cũng khá lỉnh kỉnh, bất tiện”.

Các sản phẩm thân thiện môi trường cần được phổ biến hơn nữa để nhiều người dân biết đến

Hiện nay các cửa hàng bán sản phẩm thân thiện với môi trường trong tỉnh còn hạn chế, những vật liệu thay thế cho nhựa dùng một lần vẫn chưa đa dạng và chưa phổ biến tại các đơn vị kinh doanh cũng như đời sống, nếu muốn sử dụng thường phải đặt hàng từ các TP lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh... Ngoài ra, do sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường nên giá các sản phẩm dạng này thường cao hơn các loại hàng tiêu dùng đại trà bằng nhựa, nilon. Ví dụ, hộp đựng thức ăn bằng giấy có giá từ 2 – 3.000 đồng, trong khi các loại hộp, cốc bằng nhựa có giá từ 700 – 1.000 đồng, do đó để tối đa lợi nhuận, những chất lượng thân thiện với môi trường vẫn chưa nhận được sự ủng hộ, lựa chọn từ phía những cơ sở kinh doanh.

Giới trẻ là những người sẵn sàng tiếp cận cái mới, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường vì lý do tài chính. Em Nguyễn Minh Thu (THPT Chuyên Bắc Giang, TP Bắc Giang) cho biết: “Em cùng một vài cô bạn thân cũng thực hiện hạn chế đồ nhựa, túi nilon và thay vào đó là các sản phẩm thân thiện, dùng nhiều lần như ống hút thủy tinh, ống hút tre, giấy, cốc inox giữ nhiệt nhưng đôi khi không có các địa chỉ bán các mặt hàng này, muốn dùng phải đặt trên mạng, một số sản phẩm giá cũng khá cao so với mặt bằng chung”.

Thay đổi lớn nhất xuất phát từ nhận thức

Dù gây sức ép rất lớn lên môi trường song không thể phủ nhận vai trò nhất định của chất liệu nhựa trong đời sống của con người, nhựa “len lỏi” trong hầu hết sinh hoạt hàng ngày của người dân bởi tính tiện dụng và giá thành thấp, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, do đó việc thay đổi khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó việc giảm thiểu và phân loại rác thải tại nhiều địa phương trong tỉnh còn mang tính kêu gọi, người dân chưa thật sự hiểu và thực hiện theo,hệ thống phân loại và xử lý rác thải chưa hoàn chỉnh và thống nhất trên diện rộng, các giải pháp thay thế chưa phổ biến… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người nản lòng khi thực hiện lối sống xanh, hiệu quả thực hiện chưa thật sự bền vững, lâu dài.

Khởi động tháng thanh niên, Đoàn phường Xương Giang (TP Bắc Giang) tổ chức hoạt động đổi rác tái chế lấy cây xanh vì môi trường

Thực hiện lối sống bảo vệ môi trường đang là một vấn đề nan giải, đòi hỏi những cú “lội ngược dòng” khỏi những thói quen của xã hội và trong chính nhận thức của người dân. Do đó về lâu dài, các giải pháp cho vấn đề về môi trường cần được hệ thống hoá theo điều luật chung. Tuy nhiên khó không có nghĩa là không thể, mọi nỗ lực giảm thiểu rác thải đều rất đáng thử nghiệm và trân trọng, bản thân mỗi người dân, đặc biệt là các bạn trẻ cần nâng cao ý thức trách nhiệm, không nên chờ đến khi có giải pháp triệt để rồi mới bắt tay thực hiện mà cần bắt đầu từ những việc nhỏ bé như hạn chế sử dụng dù chỉ một chiếc túi nilon, 1 chiếc ống hút hoặc cốc nhựa... để tạo ra những thay đổi to lớn hơn trong tương lai./.

Minh Anh


Đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1-7

Bộ LĐ-TB-XH vừa có tờ trình đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ...
15:45 - 17/05/2024
756 lượt xem

Lương của công chức, viên chức sẽ tăng từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương hiện...
11:18 - 16/05/2024
1,661 lượt xem

Lật thuyền trên sông Ba, 3 công nhân thi công cao tốc Bắc - Nam gặp nạn

Ba công nhân thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đang chèo thuyền trên sông Ba để về lán trại nghỉ ngơi thì bị lật thuyền khiến 1 người chết, 2 công nhân...
08:41 - 16/05/2024
1,586 lượt xem

Liên tiếp các vụ ngộ độc: Không “khoán trắng” việc bảo đảm an toàn thực phẩm

Chỉ trong thời gian ngắn, tại nhiều địa phương như: Đồng Nai, Nha Trang, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm...
07:47 - 16/05/2024
1,490 lượt xem

Vượt qua nỗi đau!

Rạng sáng 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở Warsaw choàng tỉnh, bất lực chứng kiến Trung tâm Thương mại Marywilska 44 chìm trong biển lửa
11:00 - 15/05/2024
2,065 lượt xem