190
/
74962
Ngày nóng không nên uống nước lạnh
ngay-nong-khong-nen-uong-nuoc-lanh
news

Ngày nóng không nên uống nước lạnh

Thứ 5, 13/06/2019 | 16:36:11
1,153 lượt xem

Nước lạnh không làm giảm cơn khát, còn gây ra các vấn đề sức khỏe như đau họng, ho, co thắt ruột, ảnh hưởng tiêu hóa...

Ngày hè nắng nóng, chắc hẳn việc đầu tiên của nhiều người khi về nhà là đến tủ lạnh lấy một chai nước lạnh uống để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, uống nước lạnh không tốt và không làm giảm cơn khát như bạn tưởng. 

Nước lạnh hay đồ uống lạnh làm co mạch máu, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nó cũng cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ thể không được hydrat hóa thích hợp. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Khi bạn tiêu thụ một thứ gì đó ở nhiệt độ thấp, cơ thể sẽ phải bù lại bằng cách tiêu tốn năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ này. Vì vậy uống nước lạnh có thể dẫn đến tình trạng mất nước, bạn sẽ càng cảm thấy khát hơn. Khi cơ thể phải tập trung điều tiết nhiệt độ, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng sẽ chậm lại.

Uống nước lạnh cũng làm tăng nguy cơ bị đau họng và nghẹt mũi, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt uống sau bữa ăn dẫn đến hiện tượng tích tụ chất nhầy dư thừa (niêm mạc đường hô hấp). Khi đường hô hấp bị tắc nghẽn dễ nhiễm trùng làm đau rát họng, ho... 

Bạn cũng có thể bị lạnh sau khi uống nước lạnh do hệ miễn dịch yếu đi khi nhiều chất nhầy được tạo ra trong cơ thể. Người đang bị sốt do nhiễm khuẩn như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi... không nên uống nước lạnh bởi độ lạnh làm co mạch máu giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, bệnh nặng thêm.

Uống nước lạnh trong ngày hè không làm giảm bớt khát, mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe. Nên uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nước lạnh làm giảm nhịp tim. Chúng kích thích dây thần kinh sọ thứ mười - dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này là một phần quan trọng trong hệ thần kinh. Nhiệt độ thấp của nước sẽ kích thích khiến nhịp tim giảm.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên uống nước lạnh ngay sau khi tập luyện. Khi ấy, cơ thể tạo ra nhiều nhiệt, máu trong người dồn ra dưới lớp da và lượng máu cung cấp cho hệ tiêu hóa tạm thời giảm đi. Nếu ngay lúc này mà uống nước lạnh, các mạnh máu trong dạ dày co lại bất ngờ gây co thắt ruột. Một số người gặp tình trạng đau mạn tính ở dạ dày, là do nước lạnh tạo ra "cú sốc nhiệt" với cơ thể.

"Uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình có nhiều lợi ích hơn uống nước lạnh", các chuyên gia cho biết. Ngoài việc tăng cường hydrat hóa, nước ấm kích thích tốt hơn các enzyme tiêu hóa tự nhiên, lưu thông máu tốt hơn, từ đó tăng quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Khi uống nước ấm, phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất, bạn sẽ cảm thấy hết khát nhanh hơn. Các chuyên gia cũng khuyên uống nước chanh ấm vào buổi sáng.

Theo Thúy Quỳnh/VnExpress

 (Nguồn Food)

  • Từ khóa

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
73 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
489 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
506 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
519 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
620 lượt xem