190
/
71225
Nguy hiểm từ tiết canh lợn
nguy-hie-m-tu-tie-t-canh-lo-n
news

Nguy hiểm từ tiết canh lợn

Thứ 2, 11/03/2019 | 13:35:21
674 lượt xem

BGTV- Từ lâu tiết canh đã là món “khoái khẩu” của nhiều người, tuy nhiên mặc cho nhiều trường hợp nhập viện do hệ quả từ món ăn này song vẫn còn nhiều người chủ quan trước chính sức khỏe của mình.

Các loại bệnh “rình rập”

Trên địa bàn cả nước thời gian qua ghi nhận không ít trường hợp phải nhập viện, cấp cứu vì hoại tử thậm chí tử vong do ăn tiết canh... tuy nhiên những “bài học nhãn tiền” này không khiến người dân từ bỏ thói quen ăn uống có hại này. Từ lâu nhiều người dân Việt Nam có thói quen ăn tiết canh lợn với quan điểm ăn “mát”, bổ, và đầu tháng sẽ mang lại may mắn, ngoài ra chỉ cần lợn nuôi đảm bảo sạch là có thể yên tâm ăn tiết canh, tuy nhiên giống lợn nào cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Tỉ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60 -100% và không thể phát hiện bằng mắt thường.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bản chất của món tiết canh vẫn là ăn sống. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi tiết canh được lấy từ những con lợn mắc bệnh sẽ chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, ký sinh trùng... người ăn sẽ có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nặng có thể gây tử vong. 

Căn bệnh đầu tiên dễ mắc phải khi ăn tiết canh lợn là “bệnh lợn gạo” hay còn gọi là nhiễm sán dây. Trứng và ấu trừng sán dây trong cơ thể lợn thường giống như hạt gạo, thường khu trú ở trong các bắp thịt lợn, tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ của lợn. Người ăn tiết canh của lợn gạo chưa chín kĩ thì có thể sẽ mắc bệnh sau vài tháng. Sau khi vào ruột, đầu ấu trùng ra ngoài, bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng rưỡi. Sán dây cũng phát triển ở người và hình thành nang sán như ở cơ thể lợn.

Một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm dễ lây khác có thể dẫn tới hoại tử, tử vong khi ăn tiết canh lợn là bệnh liên cầu lợn.Vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và tiết ra nhiều độc tố gây nhiễm khuẩn máu nghiêm trọng. Khi người ăn tiết canh bị nhiễm khuẩn máu sẽ có các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng dẫn tới sốc nhiễm khuẩn. Biểu hiện của tình trạng sốc nhiễm khuẩn là tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Tiết canh hoàn toàn chưa qua chế biến, tiềm ẩn nhiều loại khuẩn, sán nguy hiểm với người ăn

Cẩn trọng trong mùa dịch

Theo thống kê, khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn, biểu hiện như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không sẽ gây phù não, hôn mê và tử vong. Các bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang khuyến cáo, để bảo đảm an toàn, người dân nên mua các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là phải nấu chín kỹ thịt trước khi dùng. Không nên sử dụng các món ăn như nem chạo, nem sống, tiết canh, gỏi… không hề an toàn, vì chưa được nấu chín kỹ. 

Người tiêu dùng nên lựa chọn, sử dụng thịt lợn sạch, có nguồn gốc, có dấu kiểm định, an toàn, chế biến hợp vệ sinh. Người giết mổ, phân phối, chế biến thịt lợn, gia cầm, thủy cầm cần đảm bảo vệ sinh và an toàn bằng cách mang găng tay, rửa sạch tay sau khi chế biến thịt. 

Sau khi ăn các món ăn từ lợn nếu có dấu hiệu sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ, khó thở, nghi ngờ đã bị nhiễm liên cầu và nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt

Chị Nguyễn Thị Thoa (Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang) chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn thịt sạch, đảm bảo an toàn cho gia đình như sau: Thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày, thịt lợn sạch có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt lợn sạch khi luộc lên nước trong, không váng bẩn, krang miếng thịt nở ra, không ra nước nhiều, có mùi thơm. “Quan trọng nhất vẫn là ăn chín uống sôi, tôi luôn chế biết thực phẩm kỹ và lựa chọn nguồn gốc đảm bảo để gia đình có những bữa ăn chất lượng, đặc biệt là nói không với các món tái, sống như tiết canh, các loại nem hoặc đồ chế biến sẵn không rõ nguồn gốc” – chị Thoa cho biết./.

Minh Anh

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
514 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
626 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
662 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
693 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,030 lượt xem