4
/
62121
Vải thiều Lục Ngạn – nỗ lực để vươn xa hơn
vai-thieu-luc-ngan-no-luc-de-vuon-xa-hon
news

Vải thiều Lục Ngạn – nỗ lực để vươn xa hơn

Thứ 2, 11/06/2018 | 11:14:40
2,503 lượt xem

BGTV- Vải thiều Lục Ngạn là một trong những nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ngành Nông nghiệp Bắc Giang, bên cạnh cung ứng trong nước, quả vải đã xuất khẩu tới nhiều nước và được đánh giá cao. Diện tích trồng vải an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tiếp tục được mở rộng… Tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn nỗ lực trong thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa vải thiều nơi đây ngày càng vươn xa.

Riêng quả vải thiều hiện có mặt ở hơn 20 quốc gia trên thế giới và bảo hộ tại 8 quốc gia. Sự chú trọng trong khâu tổ chức sản xuất, áp dụng quy trình an toàn đã giúp cho quả vải thiều nói riêng và nông sản nói chung khẳng định được thương hiệu. Sản lượng vải thiều của toàn tỉnh Bắc Giang năm nay ước tính đạt trên 150.000 tấn, trong đó sản lượng của huyện Lục Ngạn - vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước - vào khoảng hơn 90.000 tấn, tăng hơn 35.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

"Thủ phủ" vải thiều Lục Ngạn đỏ rực một màu những ngày này

Năm nay được đánh giá là một mùa bội thu, chất lượng quả vải cũng cao hơn, ngoài yếu tố thuận lợi của thời tiết, trong sản xuất vải thiều, người nông trồng vải ở Bắc Giang đã có sự thay đổi rất lớn về tư duy từ việc việc áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tổ chức lại sản xuất đến việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ. Huyện Lục Ngạn duy trì trên 15.200 ha trồng vải; trong đó, diện tích trồng vải theo các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP lên tới hơn 70%. 

Việc sản xuất theo quy trình an toàn đã được thực hiện thống nhất và có sự liên kết, giám sát chặt chẽ. Cùng với đó, sự đổi mới trong công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường của Bắc Giang đã đưa nông sản của tỉnh đến được với nhiều thị trường trong và ngoài nước. Sản xuất được chú trọng, vấn đề liên kết được tăng cường. Thay vì mạnh ai người ấy làm, nhiều hộ trồng vải ở huyện Lục Ngạn giờ đây đã liên kết lại để sản xuất và tiêu thụ sản xuất.

Ông Vũ Văn Tiến – Xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn,  Bắc Giang chia sẻ: “Thực hiện sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn khắt khe nên sẽ khó khăn hơn nhiều, tuy nhiên chất lượng vải đẹp, năng suất và chất lượng cũng vượt trội hơn hẳn. Ngoài ra người nông dân chúng tôi cũng nhận thấy được những thuận lợi tích cực khi chung tay sản xuất theo hướng hiện đại, an toàn, đó là khâu tiêu thụ và giá thành cũng ổn định hơn so với cách làm cũ”.

Bắc Giang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hình ảnh quả vải - một sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong tỉnh

Có thể thấy rõ, hiện nay tư duy của người trồng vải ở tỉnh Bắc Giang nói chung và Lục Ngạn nói riêng đã có những thay đổi tích cực, điều này góp phần tạo nên giá trị thương hiệu của vải thiều Bắc Giang. Do đó thời điểm hiện nay công tác tiêu thụ khá thuận lợi, giá bán ổn định, nhất là sản xuất theo quy trình an toàn. Tại các đại lý ở khu vực phố Kim, xã Phượng Sơn và thôn Lim, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn giá vải U hồng loại 1 từ 14.000 - 20.000 đồng/kg, loại 2 từ 12.000 - 14.000 đồng/kg, loại 3 từ 9.000 - 12.000 đồng/kg, vải thiều hiện đã cho thu hoạch có giá từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. 

Ông Dương Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chia sẻ do đặc thù tính thời vụ cao, tỉnh Bắc Giang xác định việc tiêu thụ vải thiều sẽ gặp khó khăn, bởi thời gian thu hoạch ngắn, khó cho khâu sơ chế, đóng gói và bảo quản. Tuy nhiên, tỉnh Bắc Giang vẫn kiên định với mục tiêu chỉ đạo người nông dân thực hiện sản xuất theo hướng sạch, áp dụng VietGAP, GlobalGAP để giữ được chất lượng và độ an toàn của quả vải. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ quả vải ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Hiệu quả kinh tế từ cây vải đã góp phần thay đổi kinh tế mạnh mẽ vùng đất đồi Lục Ngạn

Từ chỗ là loại cây trồng xóa đói giảm nghèo, vải thiều đến nay đã trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn, hướng đến mục tiêu trở thành sản phẩm Quốc gia. Theo UBND huyện Lục Ngạn, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều đã cho thấy hiệu quả lớn trong nâng cao và khẳng định chất lượng sản phẩm chủ lực của địa phương, qua đó thay đổi tư duy người trồng, hướng đến một vùng chuyên canh hiện đại, an toàn. Việc chú trọng xây dựng nhãn mác, thương hiệu, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp vải thiều Lục Ngạn được biết đến nhiều hơn, thị trường tiêu thụ mở rộng.

Một mùa vải nữa đã về, những ngày này mọi tuyến đường đổ về “thủ phủ” vải thiều Lục Ngạn rực đỏ. Với những nỗ lực từ phía tỉnh Bắc Giang và huyện lục Lục Ngạn trong sản xuất và tiêu thụ, hi vọng vụ vải thiều 2018 của bà con nơi đây sẽ thu hái được nhiều “thắng lợi”.

Minh Anh

[Infographic] Chỉ số IIP tháng 4/2024 ước tính tăng 6,3% so cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4, sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công...
15:31 - 29/04/2024
260 lượt xem

Mở rộng triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Giá nhiều loại nông sản xuất khẩu đang tăng cao giúp người trồng hưởng lợi nhưng những doanh nghiệp trót ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp lại không thể mua...
08:06 - 29/04/2024
456 lượt xem

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 'lãnh đạn' vì Mỹ - Trung phân rẽ

Căng thẳng Mỹ - Trung khiến kinh tế 2 nước ngày càng phân cực với nhau đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho hầu hết các nền kinh tế khác ở châu Á - Thái...
10:57 - 28/04/2024
962 lượt xem

Hãng treo thưởng dịp 30-4 nhưng điều kiện khắt khe, nhiều tài xế tắt app tránh nóng

App xe công nghệ tung nhiều chính sách tăng tiền thưởng thu hút tài xế công nghệ tham gia chạy dịp lễ 30-4. Thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế tắt app vì...
07:44 - 28/04/2024
1,023 lượt xem

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
1,324 lượt xem