190
/
61837
Đảm bảo vệ sinh ATTP mùa nắng nóng
dam-bao-ve-sinh-attp-mua-nang-nong
news

Đảm bảo vệ sinh ATTP mùa nắng nóng

Thứ 2, 04/06/2018 | 16:21:21
2,515 lượt xem

BGTV- Thời tiết hiện đang trong những ngày nắng nóng, là thời điểm dễ phát sinh nhiều dịch bệnh, kèm theo nỗi lo về vấn đề an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Ngoài sự vào cuộc của các ngành chức năng, người dân cần chủ động phòng, chống ngộ độc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Ngày hè, nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tươi, không nên tích trữ quá nhiều thức ăn, và quá lâu trong tủ lạnh.

Tiết trời nóng ẩm trong mùa hè là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hóa chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát, do đó nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: Cá, hải sản, sữa... nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc. Các loại thực phẩm không sử dụng hết, khi kéo dài thời gian để trong môi trường bên ngoài sẽ rất nguy hiểm khi sử dụng. Với các loại thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể tại trường học, nhà máy, xí nghiệp, người chế biến thực phẩm nên rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, bảo quản thức ăn kỹ lưỡng, tránh sử dụng các loại thực phẩm lên men như dưa chua, thực phẩm không tươi sống, không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu ôi thiu.

Hải sản là một trong những mặt hàng dễ hỏng trong ngày hè, nên người tiêu dùng cần thận trọng khi lựa chọn và sử dụng

Chị Lê Thị Thảo (Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang) cho biết: “Mùa hè nắng nôi nên việc chọn thực phẩm, nhất là thịt cá sống tôi đều ưu tiên thực phẩm sạch, vừa đảm bảo chất lượng lại an toàn, ngay cả trữ đông thức ăn cũng có thời gian nhất định, không nên vì tiếc rẻ mà ăn đi ăn lại đồ thừa hoặc đồ để quá lâu trong tủ. Do công việc bận nên tôi thường mua thức ăn khoảng 2 lần/tuần cho cả gia đình, sơ chế sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ, mùa hè gia đình tôi cũng hạn chế tối đa việc ăn ngoài hàng quán, cứ tự mình chủ động làm chế biến vẫn an tâm hơn”.

Theo Sở Y tế, bước vào mùa nắng nóng, công tác kiểm tra, đôn đốc các bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã chủ động nắm bắt tình hình sức khoẻ nhân dân được tăng cường, bên cạnh đó đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ, người dân nắm rõ các biện pháp phòng bệnh theo mùa, giữ gìn vệ sinh thực phẩm thông qua nhiều hình thức khác nhau như qua tranh, ảnh ở trạm y tế, nhà văn hoá xã, qua tuyên truyền của các cộng tác viên y tế xã. Từ đó, giúp người dân biết cách bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng nơi sinh sống. Đồng thời, khuyến cáo mọi người khi có dấu hiệu nghi ngộ độc thực phẩm cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. 

Vấn đề sơ chế, chế biến nếu không đảm bảo cũng có thể gây nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo, thực phẩm dù ở thời tiết nào nếu không được bảo quản đúng cách đều có nguy cơ mất VSATTP. Nhưng đặc biệt với mùa hè, do thời tiết nóng ẩm dễ sản sinh ra các loại vi khuẩn, nấm mốc trên thực phẩm, thức ăn, đồ uống. Do đó, người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong thời tiết này nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ và có hạn sử dụng, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sơ chế, chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, các loại thức ăn lề đường để đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình ./.

Minh Anh

Dấu hiệu sưng ngón tay, ngón chân cảnh báo bệnh nguy hiểm

Một trong những cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh là nhận diện triệu chứng. Nếu các ngón tay, ngón chân xuất hiện triệu chứng bất thường thì đây là một...
15:59 - 14/05/2024
199 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
11:20 - 14/05/2024
322 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
324 lượt xem

Tại sao bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa?

Thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh tim mạch diễn tiến nặng là người trẻ tuổi. Thanh niên, trẻ em cũng mắc bệnh.
09:35 - 14/05/2024
346 lượt xem

WHO nói về 'cục máu đông' sau tiêm vắc xin AstraZeneca

Trước thông tin vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể gây cục máu đông, khiến nhiều người tiêm loại vắc xin này lo lắng, WHO đã giải thích và khuyến khích...
07:21 - 14/05/2024
380 lượt xem