11
/
56846
Khơi dậy sức sáng tạo với học sinh
khoi-day-suc-sang-tao-voi-hoc-sinh
news

Khơi dậy sức sáng tạo với học sinh

Thứ 2, 08/01/2018 | 12:07:10
1,250 lượt xem

BGTV- Mục tiêu của giáo dục hiện đại là có thể phát huy năng lực sáng tạo, phẩm chất cá nhân của học sinh – đây được xem là xu thế phát triển của giáo dục đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tại Bắc Giang, ngoài những tiết học chính trên lớp, tham gia vào các hoạt động và phong trào mang tính trải nghiệm, sáng tạo là phương pháp giúp học sinh phát triển tư duy, kỹ năng, đam mê nghiên cứu khoa học, hỗ trợ hiệu quả trong học tập.

Theo Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT là Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GDĐT; Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý… Trong đó, việc đổi mới dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học được chú trọng để nâng chất lượng nguồn nhân lực. Đây được xem là xu hướng phát triển của giáo dục, các nội dung cụ thể như chương trình, sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, kiểm tra, đánh giá, phương pháp dạy học được Bộ GD&ĐT nói chung và Sở GD&ĐT Bắc Giang nói riêng quan tâm để từ đó phát triển cho học sinh có được những năng lực cơ bản, gắn với thực tiễn cuộc sống.

Thầy và trò trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) tham gia tích cực các hoạt động

Thầy Lưu Hải An, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Sĩ Liên, TP Bắc Giang chia sẻ về công tác giáo dục tại nhà trường, bên cạnh những giờ học lý thuyết trên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng là những hoạt động được thầy và trò nhà trường rất quan tâm chú trọng bởi đây là thời gian để mỗi học sinh áp dụng kiến thức đã học. Mỗi năm học, GV và HS nhà trường tích cực tham gia rất nhiều cuộc thi như “Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì; sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tìm hiểu pháp luật, an toàn giao thông, thi kiến thức môn học qua Internet... BGH nhà trường đánh giá, qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, HS học tập hứng khởi hơn, phát huy kỹ năng sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhẹn và đam mê nghiên cứu để hỗ trợ cho việc học tập trên lớp, nhờ đó, kết quả kỳ thi THPT và Đại học hàng năm của trường đều đạt kết quả cao.

Cuộc thi Bắc Giang Hành trình lịch sử văn hóa do Đài PTTH Bắc Giang tổ chức có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết và đam mê của các em khối THPT với lịch sử - văn hóa tỉnh nhà

Đổi mới giáo dục trên cả nước nói chung và tại Bắc Giang nói riêng trong những năm qua thật sự mang lại nhiều chuyển biến mạnh mẽ, giáo dục hướng tới trung tâm là chính các em học sinh. Sự thay đổi toàn diện trong phát triển năng lực người học đồng thời trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng để học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Em Trần Văn Quân – THPT Lục Ngạn I cho biết: “Các thầy cô và nhà trường hiện có nhiều phương pháp rất hay trong giảng dạy các bài học trên lớp, khuyến khích chúng em tự tìm hiểu, chủ động hơn, nhờ vậy mà việc tiếp thu kiến thức trên lớp cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Trước đây những môn học như Lý, Hóa vốn dĩ không phải thế mạnh của em, nhưng sự dẫn dắt của thầy cô đã tạo ra sự hứng thú tìm hiểu, bên cạnh đó những ứng dụng thực tế trong cuộc sống từ môn học cũng được áp dụng làm cho kiến thức trở nên gần gũi hơn nhiều với cuộc sống”.

Giáo dục lấy học sinh là trung tâm trở thành xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại

Trước đây, việc giáo dục thường phân cấp theo trình độ của học sinh trong lớp: khá giỏi, trung bình và yếu kém. Tuy nhiên với giáo dục hiện đại đòi hỏi sự phát triển mỗi cá nhân học sinh ở mức cao nhất. Do đó thầy cô giáo phải dạy sát với cả từng học sinh, vì mỗi em học sinh đều chứa đựng những tâm lý, hoàn cảnh và trình độ khác nhau mà người giáo viên cần tinh tế nắm bắt, lắng nghe, từ đó động viên và khơi dậy lòng đam mê ham học một cách chủ động tích cực ở mỗi học sinh. Phát triển năng lực người học không có nghĩa là mâu thuẫn với việc trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng để học sinh có được năng lực hành động biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống – đây được xem là chìa khóa then chốt của công tác giáo dục hiện đại, góp phần phát huy năng lực và sức sáng tạo của học sinh.

Minh Anh

Làm gì để bảo vệ nhà khoa học?

Sự việc gây xôn xao trên nhiều diễn đàn nghiên cứu khoa học tuần qua là một tạp chí quốc tế gỡ bỏ bài báo có tên tác giả là giáo sư kinh tế Việt Nam.
07:35 - 18/05/2024
302 lượt xem

Thủ tướng chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung...
08:32 - 17/05/2024
849 lượt xem

Vụ lật xuồng chở công nhân ở Phú Yên: Do xuồng va đập vào thành cầu

Xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xuồng chở công nhân trên sông Ba (Phú Yên) khiến 1 người chết và 2 người mất tích.
11:15 - 16/05/2024
1,399 lượt xem

Lùm xùm hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Bất cập quản lý, tổ chức thi

Vụ lùm xùm liên quan hơn 100.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bị Thanh tra Bộ GD-ĐT kết luận tổ chức 'trái phép', vi phạm quy định tại VN là một sự việc...
07:55 - 16/05/2024
1,469 lượt xem

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
1,826 lượt xem