11
/
54741
Không thể chủ quan tình trạng thiếu nhân viên y tế mầm non
khong-the-chu-quan-tinh-trang-thieu-nhan-vien-y-te-mam-non
news

Không thể chủ quan tình trạng thiếu nhân viên y tế mầm non

Thứ 4, 01/11/2017 | 15:01:08
1,192 lượt xem

BGTV- Trẻ ở lứa tuổi mầm non dễ có nguy cơ mắc các loại bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, cúm, răng miệng, tai nạn thương tích, hóc dị vật... trong quá trình vui chơi, học tập, do đó công tác chăm sóc y tế ở các trường mầm non rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế, một số trường mầm non và hầu hết nhóm, lớp mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh, việc đảm bảo nhân viên y tế chuyên môn vẫn còn bỏ ngỏ.

Theo Sở GD & ĐT tỉnh Bắc Giang, nhu cầu ra lớp hiện nay của trẻ đến tuổi ngày càng tăng, toàn tỉnh hiện có 276 trường mầm non, trong đó 268 trường mầm non công lập và 8 trường mầm non tư thục, 150 nhóm trẻ độc lập tư thục, tỷ lệ giáo viên/lớp toàn tỉnh bình quân đạt 1,46 - thiếu nhiều so với quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ. Số nhóm, lớp có học sinh quá tải (chỉ tính trên 30 trẻ đối với nhóm trẻ và trên 40 trẻ lớp mẫu giáo) toàn tỉnh là 848 nhóm lớp chiếm tỷ lệ 22,7%. Tình trạng “quá tải” trong các trường mầm non công lập đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, toàn tỉnh vẫn còn 442 phòng học tạm, nhờ các loại, hệ thống các phòng học và phòng y tế còn thiếu thốn, sơ sài, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa...

Theo Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế, các trường mầm non phải có phòng y tế bảo đảm diện tích từ 12m2 trở lên, trang bị tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu, có ít nhất một giường khám bệnh và lưu trẻ mắc bệnh để theo dõi; nhân viên làm công tác y tế trường học phải có trình độ từ trung cấp y trở lên, thuộc biên chế chính thức của nhà trường.

Giáo viên mầm non phải "kiêm nhiệm" nhiều việc là tình trạng phổ biến hiện nay

Quy định là như vậy nhưng thực tế, tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh hiện nay không có nhân viên y tế hoặc có cũng chủ yếu là do các giáo viên kiêm nhiệm. Một số trường không có phòng y tế, không trang bị dụng cụ, tủ thuốc y tế đầy đủ. Đối với các nhóm lớp mầm non tư thục, giáo viên hay người trông trẻ đều chưa có giấy chứng nhận tham gia các khóa bồi dưỡng về kiến thức y tế.

Cô Nguyễn Thị P - Giáo viên mầm non hợp đồng tại TT Chũ, huyện Lục Ngạn chia sẻ: “Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng hiện điều kiện chăm sóc trẻ cũng như khuyến khích giáo viên mầm non vẫn còn hạn chế, tình trạng quá tải và thiếu nhân viên y tế chuyên trách khiến công tác chăm sóc trẻ gặp nhiều khó khăn”.

Trong sinh hoạt, trẻ độ tuổi mầm non thường dễ mắc thương tích, bệnh truyền nhiễm... do đó công tác chăm sóc y tế cho trẻ mầm non là rất quan trọng.

Tại trường mầm non Tân Thịnh (Lạng Giang), trong năm học này có hơn 700 trẻ đến lớp. Cô Nguyễn Thị Phi Loan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết với hiện trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường như hiện nay, công tác chăm lo cho trẻ khá vất vả, công tác chăm sóc y tế cũng chủ yếu do các cô đảm nhận nên nhiều khi chất lượng không được như mong muốn.

Nhằm củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi ngày càng vững chắc, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 870/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở vật chất giáo dục mầm non tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 -2020, trong đó đặc biệt có chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, các nhóm trẻ độc lập, tư thục tại cộng đồng, tuy nhiên, tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất và điều kiện y tế tại các trường mầm non trên địa bàn vẫn cần đến lộ trình lâu dài và huy động sự vào cuộc của toàn xã hội để đạt được hiệu quả thiết thực.

Tỉnh Bắc Giang hiện thêm nhiều cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo, tránh tình trạng quá tải

Trăn trở về việc chăm sóc sức khỏe con em mình tại trường mầm non, chị Nguyễn Thị Loan (Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang) cho biết: "Gửi con học mầm non nhưng khi sức khỏe cháu kém hoặc cảm sốt là tôi rất lo lắng vì điều kiện y tế ở trường không thể đảm bảo, các cô lại phải nhiều trẻ một lúc nên khá vất vả, những lúc như thế tôi phải để con ở nhà chăm, chỉ mong sao ngành giáo dục, các nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc để phụ huynh chúng tôi yên tâm". 

Thiếu nhân viên y tế trong nhà trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống dịch bệnh cũng như hạn chế trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Việc giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều việc sẽ không đủ chuyên môn để xử lý các tình huống cần thiết, điều này rất nguy hiểm vì trẻ trong các trường mầm non rất hiếu động, dễ gặp phải thương tích, tai nạn... Chính vì thế, ngành giáo dục và y tế cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời để đảm bảo đội ngũ nhân viên y tế ở các trường mầm non, bên cạnh đó tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ y tế cho những người trông trẻ ở các nhóm, lớp mầm non.

Minh Anh

Thủ tướng nêu từ khóa để phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Tham dự và phát biểu tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu ra những từ khóa định hướng...
14:01 - 12/05/2024
264 lượt xem

Chuẩn bị các bước "nước rút" để thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả

Từ ngày 11 đến hết ngày 17/5, các sở giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) cùng các đơn vị đăng ký dự thi trên cả nước triển khai rà soát, kiểm tra, chỉnh sửa...
09:52 - 12/05/2024
431 lượt xem

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.
08:47 - 11/05/2024
1,031 lượt xem

1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến thành công

Chiều 10/5, Bộ GD&ĐT có báo cáo về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
19:13 - 10/05/2024
1,330 lượt xem

Trường THPT công lập nào ở Hà Nội có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất?

Hôm nay 10.5, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10 vào các trường THPT công lập năm nay.
17:25 - 10/05/2024
1,440 lượt xem