4
/
155400
EVN không còn độc quyền về nguồn điện
evn-khong-con-doc-quyen-ve-nguon-dien
news

EVN không còn độc quyền về nguồn điện

Thứ 4, 25/10/2023 | 14:01:11
2,117 lượt xem

Thông tin từ Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), cơ cấu nguồn điện Việt Nam đã có sự thay đổi lớn khi EVN chỉ còn nắm giữ khoảng 37% nguồn điện (gồm trực tiếp và gián tiếp).

Nguồn điện EVN nắm giữ trực tiếp chỉ chiếm 11% - Ảnh: EVN

Trong số gần 80.000MW nguồn điện toàn hệ thống (theo công suất đặt) năm 2023, hệ thống điện Việt Nam đang đứng đầu ASEAN. 

Các doanh nghiệp quản lý, sở hữu nguồn điện là những doanh nghiệp năng lượng nhà nước. Bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nắm giữ khoảng 47% công suất đặt. 

Trong đó EVN nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 37% (10% trực tiếp và 27% gián tiếp qua các tổng công ty phát điện), TKV chiếm 2% chủ yếu là nhiệt điện, PVN chiếm 8% chủ yếu là điện khí và thủy điện nhỏ.

Số còn lại thuộc các nhà đầu tư tư nhân chiếm 42% và các dự án BOT chiếm khoảng 10%, nguồn điện nhập khẩu và nguồn khác chiếm khoảng 1%.

Cục Điều tiết điện lực đánh giá, tính đến nay, chỉ chưa đầy 20 năm, cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam đã có thay đổi lớn. Trong đó nguồn điện do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, nắm giữ đang giảm dần. Nguồn điện tư nhân ngày càng tăng đáng kể và dự kiến có thể chiếm gần một nửa toàn hệ thống vào năm 2030.

Như vậy, EVN không còn "độc quyền" nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006. Thực tế trong tổng công suất nguồn điện nắm giữ, hiện EVN chỉ chiếm 11% là trực tiếp. 

Số này chủ yếu là các nhà máy thủy điện đa mục tiêu quan trọng như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Trị An. 26% còn lại là của 3 tổng công ty phát điện (Genco 1, Genco 2 và Genco 3) thuộc EVN. 

Các công ty này đang trong quá trình cổ phần, do vậy tỉ lệ nắm giữ của EVN cũng đang giảm dần khi có đa dạng các thành phần kinh tế tham gia.

Đối với nguồn điện tư nhân, trước năm 2012, tư nhân sở hữu chưa đến 10% nguồn điện. Tuy nhiên, hiện khối này đã chiếm tỉ lệ lớn, nhờ sự bùng nổ của năng lượng tái tạo sau khi có cơ chế khuyến khích của Chính phủ.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2022, công suất điện than tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất đạt 33% (25.820MW); thủy điện chiếm 28% (22.349MW); năng lượng tái tạo (không gồm thủy điện) chiếm 26% (20.670MW); điện khí chiếm 11% (8.977MW); còn lại là các nguồn khác.

Về huy động nguồn điện, tính lũy kế 9 tháng năm 2023, sản lượng toàn hệ thống đạt 209,9 tỉ kWh, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Hiện công suất đặt của nguồn năng lượng tái tạo đứng thứ 3 trong hệ thống đạt xấp xỉ gần 21.000MW nhưng sản lượng điện huy động chỉ chiếm gần 14% (9 tháng đầu năm 2023) sản lượng toàn hệ thống do những yếu tố đặc thù của nguồn điện này.

Theo Ngọc An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/evn-khong-con-doc-quyen-ve-nguon-dien-20231025120226892.htm

  • Từ khóa

Phải làm gì đó khi giá cả nhấp nhổm

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 4 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của giới...
15:19 - 04/05/2024
65 lượt xem

Chuẩn bị kỹ để thực hiện cải cách tiền lương, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Chỉ đạo cải cách tiền lương được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2024 vào sáng 4-5.
15:16 - 04/05/2024
59 lượt xem

Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền...
12:50 - 04/05/2024
114 lượt xem

Ngành thuế muốn cấm mua bán vàng bằng tiền mặt

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch mua bán...
09:05 - 04/05/2024
212 lượt xem

Tỷ giá vẫn 'nóng'

Cục Dự trữ liên bang Mỹ mới đây công bố giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại từ 5,25 - 5,5%. Quyết định này đúng như dự báo của các nhà đầu tư trước đó...
07:43 - 04/05/2024
248 lượt xem