4
/
153683
Tăng giá EVN vẫn lỗ vài chục nghìn tỉ, chính sách giá điện bị 'chê' bất cập
tang-gia-evn-van-lo-vai-chuc-nghin-ti-chinh-sach-gia-dien-bi-che-bat-cap
news

Tăng giá EVN vẫn lỗ vài chục nghìn tỉ, chính sách giá điện bị 'chê' bất cập

Thứ 4, 20/09/2023 | 15:23:53
1,969 lượt xem

Dù đã điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng ở mức 3% nhưng cơ chế giá điện được đánh giá là bộc lộ bất cập, chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường điện.

Cơ chế điều chỉnh giá điện được cho là bất cập - Ảnh: N.KH.

Báo cáo của Chính phủ thực hiện nghị quyết Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong lĩnh vực công thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình ký, nêu rõ việc điều hành giá điện tiếp tục được thực hiện theo quy định tại quyết định số 24 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Tăng giá điện 3% giải quyết một phần khó khăn cho EVN

Theo đó, từ cuối năm 2020 đến hết 2022, giá điện đã được Chính phủ, bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ ổn định. Trong các năm 2020, 2021, dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân. Vì vậy, EVN đã có 5 đợt hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện với tổng số tiền hỗ trợ khoảng 15.234 tỉ đồng cho 65,462 triệu khách hàng.

Tuy vậy từ cuối quý 1-2022, giá nhiên liệu tăng cao làm chi phí mua điện của EVN tăng cao, ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN. Trên cơ sở đánh giá kỹ các tác động đến tình hình vĩ mô và khách hàng sử dụng điện, giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 đã được EVN điều chỉnh tăng ở mức 3% từ ngày 4-5.

Báo cáo chỉ ra đây là mức điều chỉnh tăng thấp nhất theo quy định tại quyết định số 24 nhằm giảm thiểu tác động đến nền kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân, đồng thời cũng giải quyết một phần khó khăn về tình hình tài chính và dòng tiền của EVN.

Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định thời gian tới, giá điện sẽ tiếp tục được điều hành theo quyết định số 24. Đồng thời, bộ hiện đang nghiên cứu sửa đổi quyết định 24 để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện, có tính đến quá trình thực hiện thời gian qua và phù hợp với giai đoạn sắp tới, báo cáo Thủ tướng xem xét và quyết định.

Tuy vậy trong báo cáo thẩm tra do tổng thư ký Quốc hội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề đã đánh giá, dù đã triển khai các giải pháp điều chỉnh giá điện, đảm bảo cung ứng điện, song cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường điện, không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào cũng như khan hiếm cung - cầu điện...

Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giá điện, đảm bảo minh bạch

Khung pháp lý cho việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh vẫn chưa được hoàn thiện. Các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy “giá FIT” gặp nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh.

Thêm vào đó, chính sách pháp luật về giá điện còn bộc lộ một số bất cập. Bao gồm việc luật hóa cơ chế điều chỉnh giá điện, chưa có quy định về giá phân phối điện, “giá phân phối điện” sẽ do Nhà nước điều tiết tương tự “giá truyền tải điện”; phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch; hợp đồng mua bán điện...

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc điều chỉnh giá điện có thể gây tác động lớn tới kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân nên cần được đặc biệt chú trọng.

Vì vậy việc điều hành giá điện trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện. Bảo đảm điều hành minh bạch, không gây ảnh hưởng lớn, đột ngột và tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân.

Gắn với đó là các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô cuối năm 2023; đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn, lưới đang triển khai, duy trì vận hành ổn định lưới điện truyền tải, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp...

Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong 6 tháng đầu năm cũng cho hay tổng lỗ phát sinh của cả khu vực này là 33.639 tỉ đồng, chủ yếu tập trung ở khối các doanh nghiệp trung ương. Trong đó, điển hình nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ phát sinh 32.055 tỉ đồng. Ước cả năm 2023 lỗ phát sinh của khối doanh nghiệp nhà nước ước đạt 41.666 tỉ đồng, chủ yếu đến từ doanh nghiệp trung ương gồm EVN 37.062 tỉ đồng.


Theo Ngọc An/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/tang-gia-evn-van-lo-vai-chuc-nghin-ti-chinh-sach-gia-dien-bi-che-bat-cap-20230920112730223.htm

  • Từ khóa

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
19:51 - 06/05/2024
42 lượt xem

Giá vé máy bay đã tăng bao nhiêu?

Cục Hàng không cho biết giá vé máy bay trung bình của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng nhưng vẫn luôn bảo đảm nằm trong khung giá và không cao hơn...
15:25 - 06/05/2024
135 lượt xem

Xô đổ kỷ lục cũ, giá vàng miếng SJC chạm 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hồi phục lên 2.313 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC lên mức 86 triệu đồng/lượng, mức giá cao nhất từ trước đến nay.
14:42 - 06/05/2024
183 lượt xem

VCCI đề nghị giữ nguyên mức thuế 0% với dịch vụ xuất khẩu

Theo VCCI, hầu hết doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu đang phải cạnh tranh với đối thủ đến từ các nước đang phát triển. Nếu họ phải chịu thuế...
12:41 - 06/05/2024
207 lượt xem

Nhiều ông lớn công nghệ sắp vào Việt Nam

Có 13-14 dự án quy mô lớn trong các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai... đang được thương thảo giữa các bộ ngành với tập đoàn FDI lớn, trong...
10:42 - 06/05/2024
266 lượt xem