4
/
146976
Cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng
can-ho-tro-doanh-nghiep-tiep-can-duoc-tin-dung
news

Cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng

Thứ 4, 10/05/2023 | 09:35:25
2,070 lượt xem

Việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm đang phổ biến ở các bộ, ngành, địa phương... làm cản trở, ách tắc hoạt động nền kinh tế hiện nay

Ngày 9-5, tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023. Đây là phiên họp trước thềm kỳ họp thứ 5 QH khóa XV, dự kiến khai mạc vào ngày 22-5.

Doanh nghiệp rất khó khăn

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo của Chính phủ, nêu rõ kinh tế - xã hội năm 2022 đạt nhiều kết quả quan trọng, nền kinh tế phục hồi nhanh, là một trong số ít các quốc gia đạt tăng trưởng cao, kiểm soát được lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Báo cáo của Chính phủ cũng nêu các thách thức trong năm 2023, trong đó nhấn mạnh khó khăn của doanh nghiệp (DN).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, DN đang phải đối mặt với thách thức về dòng tiền; việc điều hành tín dụng có thời điểm thả ra quá nhanh, lúc siết lại cũng nhanh khiến DN rất khó khăn. "Nhiều DN lớn đã phải bán gần hết tài sản với giá chỉ 50% giá thực và người mua là nước ngoài. Đây là câu chuyện chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần, rất nguy hiểm" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, cũng nhấn mạnh khó khăn hàng đầu mà DN đang gặp phải là tiếp cận tín dụng, tình hình thị trường bị thu hẹp do hạn chế khách hàng và tác động tiêu cực của dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài. "Thời gian qua, có rất nhiều DN gặp vướng mắc về tiêu chuẩn, tiêu chí PCCC. Họ cho rằng nhiều quy định mới về PCCC chưa tính đến sự khả thi khi áp dụng tại Việt Nam, làm gia tăng thời gian, thủ tục và chi phí tuân thủ" - ông Vũ Hồng Thanh cho hay.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu (thuộc UBTVQH), cũng chỉ rõ DN đang đối mặt với hàng loạt khó khăn nhưng ở một số bộ, ngành, địa phương đang phổ biến tình trạng làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm. Về phía Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu thực tế là chất lượng giải quyết công việc chưa tốt, các thủ tục đầu tư hiện nay hoặc không làm hoặc mất 2 năm mới giải quyết được một vấn đề, khiến các DN "đứng" theo. Đây là những vấn đề làm cản trở, ách tắc hoạt động nền kinh tế hiện nay. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nếu tình hình thế giới, trong nước có chuyển biến tốt vẫn có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm nay, song ông phải thừa nhận chỉ tiêu này rất thách thức.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2023 ước giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy động lực tăng trưởng giảm mạnh. Bên cạnh đó, số DN rút lui khỏi thị trường cũng tăng mạnh, xu hướng này có thể diễn biến phức tạp hơn trong những tháng tới. "Bốn tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 19,2 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng chỉ bằng 61% so với cùng kỳ của năm 2019, tức là năm chưa xảy ra dịch. Mình mở cửa 2 năm rồi nhưng đến bây giờ mới chỉ khoảng 61% thôi. Nhìn vào các con số đó để thấy rằng các thị trường vẫn đang vướng mắc, DN và người dân đang rất khó khăn. Tuy nhiên, các báo cáo hiện còn quá lạc quan, có những thành tích đạt được nhưng lại nhận diện không hết và có những mặt yếu kém còn nói chung chung, đánh giá không sát" - Chủ tịch QH nêu vấn đề.

Cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo của Chính phủ. Ảnh: PHẠM THẮNG

Nghiên cứu sửa đổi điều kiện cho vay

Để vượt qua các khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Điều hành đồng bộ, hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho các thị trường, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ DN. Ủy ban Kinh tế lưu ý cần điều hành tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, có giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DN, người dân.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng QH Bùi Văn Cường cũng đề nghị Chính phủ tạo thuận lợi hơn cho DN tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, kịp thời nghiên cứu sửa đổi điều kiện cho vay hợp lý hơn để triển khai gói vay hỗ trợ lãi suất 2% hiệu quả. Bên cạnh đó, ông Bùi Văn Cường cho rằng cần đẩy mạnh khai thác và tận dụng các hiệp định thương mại tự do, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cắt giảm các chi phí cho DN.

Nhắc đến Công điện 280 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương được ban hành vừa qua, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng báo cáo của Chính phủ phải đề cập đến việc thực hiện công điện này, đến tháng 5 phải có chuyển biến. "Công điện nêu rất rõ là những trường hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm thì phải xử lý. Chính phủ thời gian tới cần xử lý nghiêm các trường hợp này vì đang rất phổ biến ở các địa phương, các ngành" - bà Thanh đề nghị.

Kết luận phiên thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm. Nghiên cứu phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả hàng hóa. Cùng với đó, làm rõ nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công để có giải pháp phù hợp. Phó Chủ tịch Thường trực QH cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan trong điều hành lãi suất, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ thị trường chứng khoán, trái phiếu DN, bất động sản. Đồng thời, có chính sách để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá cả hàng hóa, nhất là điện và xăng dầu. 

Quy định biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt

Chiều cùng ngày, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Theo đó, phiên họp đã thảo luận về một số nội dung lớn như luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng... Về nội dung can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia và để bảo đảm có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, dự thảo Luật bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/thoi-su/can-ho-tro-doanh-nghiep-tiep-can-duoc-tin-dung-2023050921281244.htm

  • Từ khóa

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
15:53 - 03/05/2024
253 lượt xem

Có 1,8 triệu khách bay trong giai đoạn cao điểm lễ 30-4, 1-5

Các sân bay trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã đón gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn phục vụ cao điểm lễ 30-4 và 1-5 vừa...
14:21 - 03/05/2024
286 lượt xem

Bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng?

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh...
12:12 - 03/05/2024
646 lượt xem

Đua chặt hồ tiêu, cao su... để trồng sầu riêng

Dù các chuyên gia lên tiếng cảnh báo nhưng nhiều nông dân cho rằng giá sầu riêng sẽ vẫn duy trì ở mức cao thời gian tới do cung không đủ cầu.
10:24 - 03/05/2024
408 lượt xem

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
09:13 - 03/05/2024
417 lượt xem