4
/
143516
Nâng giá trị cà phê Việt (*): Thị trường trong nước đang lên
nang-gia-tri-ca-phe-viet-thi-truong-trong-nuoc-dang-len
news

Nâng giá trị cà phê Việt (*): Thị trường trong nước đang lên

Thứ 6, 03/03/2023 | 08:59:00
2,197 lượt xem

Dù tỉ trọng tiêu thụ nội địa còn thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng cao, là động lực để ngành cà phê Việt Nam khẳng định vị thế

Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu giai đoạn 2023-2030, dự báo tăng từ 1%-2%/năm trong khi ngành cà phê Việt Nam được Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor nhận định sẽ tăng trưởng ở mức gần 8% cho giai đoạn 2022-2027.

Tăng trưởng nóng

Theo nghiên cứu này, ngành cà phê Việt Nam có quy mô 10.845 tỉ đồng vào năm 2022 (khoảng 452 triệu USD) và sẽ tăng lên 15.837 tỉ đồng vào năm 2027. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, dân số đông, dân số trẻ với văn hóa cà phê nở rộ là yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển mạnh mẽ.

Thực tế tại Việt Nam, đặc biệt là các đô thị lớn, quán cà phê ở khắp mọi nơi, không chỉ trên đường phố, các ngõ hẻm mà tại các cao ốc văn phòng, chung cư cũng có quán cà phê với nhiều quy mô khác nhau. Nhiều chuỗi cà phê đã và đang hình thành và ngày càng chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ ăn uống (F&B).

Các chuỗi cà phê trong nước có thể kể đến: Highlands Coffee, The Coffee House, Trung Nguyên Legend, Ông Bầu, Napoli, Phúc Long, Cộng, Katinat, Passio… Ngoài ra, các thương hiệu cà phê quốc tế cũng đổ bộ vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều như: Starbucks, Amazon, Wayne’s…

Nâng giá trị cà phê Việt (*): Thị trường trong nước đang lên - Ảnh 1.

Các chuỗi cà phê đang bùng nổ tại Việt Nam Ảnh: AN NA

Hậu COVID-19, tận dụng thời cơ giá mặt bằng cho thuê còn rẻ và đón đầu xu hướng tiêu dùng, giải trí thay đổi sau đại dịch, nhiều chuỗi cà phê đẩy mạnh tái cấu trúc, mở rộng chuỗi lẫn làm mới nhận diện thương hiệu.

Highlands Coffee, một trong những chuỗi cà phê lâu đời tại Việt Nam và là "đứa con chung" của doanh nhân Việt kiều David Thái cùng Tập đoàn Joliibee (Phillipines) đang đẩy mạnh quy mô điểm bán. Theo công bố trên website, chuỗi này đã có 597 cửa hàng. 1/3 trong số đó (201 cửa hàng) đặt tại TP HCM, Hà Nội có 137 cửa hàng, còn lại tại một số tỉnh, thành khác. Thị trường F&B chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số lượng điểm bán của chuỗi này, từ 365 cửa hàng vào tháng 3-2021 lên gần 600 cửa hàng hiện tại, tức tăng gần gấp đôi trong vòng 2 năm.

Một trong những chuỗi lâu đời khác là The Coffee House. Dù trải qua gần 3 năm đại dịch khó khăn, chuỗi này vẫn duy trì được 155 cửa hàng trên 18 tỉnh, thành trên cả nước và mở rộng ra các nền tảng đặt hàng online. Đầu năm 2023, chuỗi The Coffee House ra mắt cửa hàng Signature by The Coffee House là mô hình khác biệt hoàn toàn với các cửa hàng cà phê khác trong chuỗi với định vị cao cấp và riêng biệt hơn.

Đình đám nhất phải kể đến hiện nay là chuỗi Katinat Saigon Kafe thuộc Công ty CP Café Katinat (Công ty Café Katinat), vì được xem là chuỗi cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ nửa cuối năm 2022 đến nay, khi sở hữu trên 30 chi nhánh tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang. Tại TP HCM, phần lớn các cửa hàng Katinat tọa lạc ở những góc đường đông đúc như Đồng Khởi, Nguyễn Du, Hàm Nghi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Bình Trọng… Mục tiêu của Katinat là sẽ có 50 cửa hàng trong tương lai gần. Hiện, chuỗi này có mặt trong tốp 12 thương hiệu trà, cà phê nổi tiếng ở Việt Nam.

Trong khi đó, Starbucks, chuỗi cà phê hàng đầu của Mỹ, sau 11 năm có mặt tại Việt Nam đã có hơn 70 cửa hàng. Dù tốc độ mở không quá nhanh nhưng cũng thuộc nhóm thương hiệu cà phê có số lượng cửa hàng và doanh thu lớn tại Việt Nam.

Thương hiệu Café Amazon VietNam (Thái Lan) với điểm nhấn là không gian ốc đảo tươi mát, giá bình dân từ 65.000 đồng/món trở xuống cũng đang có nhiều lợi thế phát triển. Mới chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 10-2021, đến nay, Café Amazon đã có 15 cửa hàng tại TP HCM cùng 4 cửa hàng tại Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang.

Giữa tháng 2 vừa qua, thị trường F&B Việt Nam đón nhận thêm 1 thương hiệu cà phê "siêu đắt" của Nhật Bản là %Arabica khai trương cửa hàng đầu tiên tại trung tâm quận 1, TP HCM. Thương hiệu này thông báo đang thi công quán thứ 2 cũng tại TP HCM trước khi mở rộng thêm nhiều địa phương khác như: Hà Nội, Hội An (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang).

Theo Ngọc Ánh - Phương An/ NLĐ

https://nld.com.vn/kinh-te/nang-gia-tri-ca-phe-viet-thi-truong-trong-nuoc-dang-len-2023030222305758.htm

  • Từ khóa

Đua chặt hồ tiêu, cao su... để trồng sầu riêng

Dù các chuyên gia lên tiếng cảnh báo nhưng nhiều nông dân cho rằng giá sầu riêng sẽ vẫn duy trì ở mức cao thời gian tới do cung không đủ cầu.
10:24 - 03/05/2024
20 lượt xem

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
09:13 - 03/05/2024
48 lượt xem

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thiệt đủ đường

Để tránh xung đột lợi ích, doanh nghiệp đầu mối không được bán hàng trực tiếp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu cùng hệ thống mà phải thông qua thương nhân...
07:37 - 03/05/2024
86 lượt xem

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số...
17:16 - 02/05/2024
428 lượt xem

Kỷ lục: Đường sắt lãi gấp 3 lần mục tiêu cả năm

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) khiếm tốn đặt mục tiêu lãi 5 tỉ đồng trong năm 2024 nhưng mới hết quý 1, hai công ty con là Đường sắt Hà Nội và...
17:58 - 02/05/2024
417 lượt xem