4
/
142767
Đàm phán xuất khẩu cam sành sang Trung Quốc
dam-phan-xuat-khau-cam-sanh-sang-trung-quoc
news

Đàm phán xuất khẩu cam sành sang Trung Quốc

Chủ nhật, 19/02/2023 | 20:47:00
1,987 lượt xem

Việt Nam đang tiến hành các thủ tục để đàm phán xuất khẩu cam sành và các loại trái cây thuộc nhóm cây có múi gồm: bưởi, cam, quýt, chanh sang Trung Quốc

Liên quan đến việc tìm đầu ra cho cam sành -mặt hàng đang bị ứ đọng tại Vĩnh Long và một số tỉnh ĐBSCL, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị các địa phương cung cấp thông tin kỹ thuật sản phẩm trái cây có múi có nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc. Hạn chót để cơ quan này tiếp nhận thông tin là trước ngày 1-5.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chiều 19-2, một nguồn tin từ Cục Bảo vệ thực vật xác nhận phía Trung Quốc đồng ý cho Việt Nam đàm phán mở cửa chung cho nhóm trái cây có múi gồm: bưởi, cam, quýt, chanh chung một lượt, thay vì phải đàm phán từng loại quả.

Đàm phán xuất khẩu cam sành sang Trung Quốc - Ảnh 1.

Thu hoạch cam sành tại Vĩnh Long

"Để có thông tin chính xác, hỗ trợ cho quá trình đàm phán, chúng tôi phải thu thập từ các địa phương đang canh tác các loại cây có múi có nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên trong quá trình đàm phán nên thời gian để được mở cửa sẽ phải tính bằng năm chứ không thể một sớm một chiều" - nguồn tin này chia sẻ.

Theo văn bản của Cục Bảo vệ thực vật gửi các tỉnh thì thông tin cần cung cấp rất chi tiết bao gồm: diện tích, năng suất và sản lượng quả ở từng địa phương. Các mặt hàng có nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc cần có đầy đủ tên khoa học, tên tiếng Anh, tên giống xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần cung cấp thông tin về quy trình canh tác, các loại sinh vật gây hại trên cây và phương pháp kiểm soát dịch hại. Để có thông tin đàm phán xuất khẩu, các địa phương phải cung cấp danh sách vùng trồng, cơ sở đóng gói, sản lượng dự kiến, thời gian thu hoạch, quy trình bảo quản, đóng gói, vận chuyển…

Sau khi tổng hợp thông tin, Cục Bảo vệ thực vật sẽ quyết định chính thức về việc chọn loại cây có múi nào, hay cả 4 loại bưởi, cam, quýt, chanh để đàm phán xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hiện nay, cam sành và các loại cây có múi khác chưa được nằm trong danh mục trái cây tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên chủ yếu được tiêu thụ nội địa, một số thời điểm có xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc với sản lượng rất ít.

Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, cam sành giá rẻ chưa từng có tại TP HCM suốt từ sau Tết đến nay. Tại TP HCM, cam sành bán lẻ chỉ ở mức từ 5.000 - 15.000 đồng/kg nên nhiều tổ chức, cá nhân đã thực hiện các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nhưng lượng hàng tồn đọng vẫn còn nhiều.

Theo V.Ngọc/NLĐO

https://nld.com.vn/kinh-te/dam-phan-xuat-khau-cam-sanh-sang-trung-quoc-20230219165420402.htm

  • Từ khóa

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
19:42 - 07/05/2024
88 lượt xem

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc...
16:08 - 07/05/2024
167 lượt xem

ACV nói phí sân bay thấp, khó tác động tăng giá vé máy bay

Theo ACV, chi phí sân bay trong một vé máy bay nội địa khoảng 125.000 - 170.000 đồng tùy sân bay. Đây là số tiền khá thấp trong tổng giá vé khách chi trả...
15:10 - 07/05/2024
181 lượt xem

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung...
15:17 - 07/05/2024
185 lượt xem

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh, đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Theo Báo cáo mới nhất về Xu hướng nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý I/2024, Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng...
14:40 - 07/05/2024
200 lượt xem