4
/
138212
Bắc Giang nhân rộng chợ an toàn thực phẩm
bac-giang-nhan-rong-cho-an-toan-thuc-pham
news

Bắc Giang nhân rộng chợ an toàn thực phẩm

Chủ nhật, 20/11/2022 | 19:31:13
1,842 lượt xem

Nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng cao song hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có 2 chợ được hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm (ATTP) là Hà Vị và Song Mai (TP Bắc Giang), quá ít so với tổng số chợ trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc nhân rộng mô hình chợ ATTP là vấn đề cần được quan tâm.

Nguy cơ mất vệ sinh ATTP

Toàn tỉnh hiện có 132 chợ, trong đó có 1 chợ hạng I (chợ Thương, TP Bắc Giang, do tỉnh quản lý), 22 chợ hạng II (do cấp huyện quản lý), 109 chợ hạng III (do cấp xã quản lý). 

Đại diện Ban Quản lý chợ Mọc và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Yên kiểm tra một số quầy hàng bán thực phẩm tại chợ.

Mạng lưới chợ đang là loại hình thương mại phát triển phổ biến, có vị trí rất quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa cho người dân. Có 131/132 chợ là chợ bán lẻ, chủ yếu kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu dân sinh, chưa có chợ chuyên doanh, chợ đầu mối. 

Ngành hàng kinh doanh chính tại các chợ là thực phẩm tươi sống, tạp hóa, may mặc, thực phẩm công nghệ, nông sản khô và sơ chế. Các chợ trên địa bàn tỉnh được hình thành đã lâu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương.

Qua tìm hiểu, hầu hết các chợ dân sinh đều có nguy cơ gây mất ATTP như khu vực bày bán thực phẩm thiếu vệ sinh và nguồn thực phẩm khó kiểm soát xuất xứ, chất lượng. Có thể dẫn chứng một số chợ tại huyện Tân Yên, như chợ Lữ Vân, xã Phúc Sơn. Đây là 1 trong 13 chợ dân sinh trên địa bàn huyện. Chợ họp theo phiên, vào các ngày âm lịch có số cuối là 1, 4, 6, 9. 

Toàn tỉnh hiện có 132 chợ, trong đó có 1 chợ hạng I (chợ Thương, TP Bắc Giang, do tỉnh quản lý), 22 chợ hạng II (do cấp huyện quản lý), 109 chợ hạng III (do cấp xã quản lý).

Chợ bán đa dạng hàng hóa, trong đó có các loại thực phẩm như thịt lợn, gà, cá, rau, củ quả... Hạ tầng chợ Lữ Vân được đầu tư xây dựng khá khang trang song những hàng thịt lợn lại được bày bán trên các bàn, phản rất sơ sài. 

Có nhiều phản thịt chỉ cách mặt đất khoảng 20 cm, không được che đậy để tránh bụi bẩn. Các quầy hàng rau củ, quả cũng được bày ngay dưới mặt đất, thiếu vệ sinh. 

Khi được hỏi về nguồn hàng, chị N, chủ một quầy bán thịt lợn ở chợ Lữ Vân chia sẻ, thường chị thu mua lợn của các hộ chăn nuôi ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) hoặc địa phương lân cận về giết mổ, hoặc gom thịt từ các thợ giết thịt mang đến chợ tiêu thụ. 

Còn bà Nguyễn Thị Thoa, thôn Đài Sơn, xã Phúc Sơn cho biết: “Phiên chợ nào tôi cũng mang các loại rau, quả ra chợ Lữ Vân bán. Ngoài rau, quả vườn nhà, những ngày chợ nghỉ, tôi thường đi gom hàng tại các hộ trong thôn, trong xã đem ra chợ bán”.

Tìm hiểu tại chợ Mọc, thị trấn Cao Thượng (cùng huyện Tân Yên), dù là chợ hạng II nhưng các sạp hàng thực phẩm tươi sống ở đây cũng rất thô sơ, mặt bàn đa phần làm bằng gỗ, cáu bẩn. Khu vực bán hàng nằm sát đường tỉnh 295, có nhiều phương tiện qua lại nên thường xuyên bị nhiễm bụi. 

Ông Trần Văn Tường, Phó Ban Quản lý chợ Mọc cho biết, trong chợ hiện có 40 quầy bán sản phẩm thịt lợn, gia cầm tươi sống; 10 hộ bán rau cố định; 3 hàng ăn uống; 4 hàng giải khát... Bình quân mỗi ngày chợ tiêu thụ khoảng 4 tấn thịt lợn, gia cầm, rau củ các loại. “Các tiểu thương đều ký cam kết bán hàng bảo đảm vệ sinh ATTP, nhưng hàng nhập từ đâu về thì Ban Quản lý chợ không nắm rõ”, ông Tường nói.

Không chỉ ở Tân Yên, tại các chợ nông thôn khác như: Chợ Triển, xã Mỹ Thái (Lạng Giang), chợ Lai, xã Nghĩa Trung (Việt Yên) hay chợ Nội Bò, xã Đức Giang (Yên Dũng)… cũng xảy ra nguy cơ mất vệ sinh tương tự. Việc kiểm soát đầu vào và chất lượng thực phẩm rất khó khăn.

Đưa vào tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

Được biết, mỗi năm bộ phận chuyên môn các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Y tế đều có các đợt kiểm tra, lấy mẫu giám sát về ô nhiễm thực phẩm song do nguồn kinh phí hạn hẹp nên lượng mẫu test rất hạn chế. 

Các quầy hàng trong chợ Hà Vị được sắp xếp ngăn nắp, hợp vệ sinh.

Cụ thể, cả năm 2022, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh lấy 154 mẫu nông sản giám sát chất lượng ATTP; Sở Công Thương thực hiện hậu kiểm ATTP trong dịp Tết Trung thu với 27 mẫu bánh kẹo, nước giải khát; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh lấy 75 mẫu giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm.

Nhằm hạn chế nguy cơ mất vệ sinh ATTP, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Sở Công Thương đã tham mưu xây dựng 2 mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh ATTP, gồm: Chợ Hà Vị (năm 2013) và chợ Song Mai (năm 2018). Các mô hình được hỗ trợ biển, bảng, pano khẩu hiệu, tuyên truyền về vệ sinh ATTP. Các tiểu thương được hỗ trợ thay mới mặt bàn gỗ bày bán thịt bằng mặt bàn Inox để bảo đảm vệ sinh. 

Các chợ cũng xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước, rác thải, quy hoạch lại các khu vực bán hàng, bảo đảm hợp vệ sinh. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Ban Quản lý chợ Hà Vị cho biết, tiểu thương trong chợ được giới thiệu, ký hợp đồng cung ứng thực phẩm sạch, như: Rau, quả của HTX Sản xuất - tiêu thụ rau quả an toàn Đa Mai (TP Bắc Giang); thịt lợn, gia cầm của các HTX sản xuất, chăn nuôi gà đồi, lợn tại Yên Thế… Các HTX cung ứng thực phẩm cử người đến chợ Hà Vị, Song Mai hỗ trợ đóng gói và bán sản phẩm.

Tuy nhiên, đến nay các mô hình chợ bảo đảm vệ sinh ATTP lại chưa được nhân rộng. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất hạ tầng các chợ trên địa bàn tỉnh thấp, đặc biệt là chợ ở nông thôn. Đa số các chợ chưa có hệ thống xử lý chất thải, nhiều chợ nền chưa được bê tông hoá. 

Việc hình thành và quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, hoạt động của ban quản lý hoặc tổ quản lý chợ chủ yếu thực hiện chức năng thu phí. Nhiều nội dung quản lý chợ còn buông lỏng, nhất là công tác vệ sinh ATTP.

Theo Sở Công Thương, để nhân rộng mô hình chợ bảo đảm vệ sinh ATTP, các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Các xã có chợ khi xây dựng đạt tiêu chí NTM nâng cao cần đáp ứng chỉ tiêu có mô hình chợ bảo đảm vệ sinh ATTP, hoặc đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. 

Trong quá trình cấp phép đầu tư hạ tầng chợ phải yêu cầu tiêu chuẩn về chợ bảo đảm ATTP; chú trọng quy hoạch tổng thể chợ và thiết kế chi tiết khu bán hàng thực phẩm, bảo đảm thuận tiện khi mua bán, ATTP, vệ sinh môi trường. Các ngành liên quan và chính quyền địa phương phối hợp quản lý ATTP từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 

Thiết lập và duy trì hoạt động chuỗi liên kết sản xuất - cung ứng - tiêu thụ. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ nông dân và tiểu thương sản xuất, kinh doanh nông sản bảo đảm ATTP. Ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, sớm phát hiện mối nguy mất ATTP và xử lý các trường hợp vi phạm.

Theo Hà Mi/BGĐT

http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/394606/bac-giang-nhan-rong-cho-an-toan-thuc-pham.html

  • Từ khóa

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
15:53 - 03/05/2024
157 lượt xem

Có 1,8 triệu khách bay trong giai đoạn cao điểm lễ 30-4, 1-5

Các sân bay trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã đón gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn phục vụ cao điểm lễ 30-4 và 1-5 vừa...
14:21 - 03/05/2024
179 lượt xem

Bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng?

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh...
12:12 - 03/05/2024
522 lượt xem

Đua chặt hồ tiêu, cao su... để trồng sầu riêng

Dù các chuyên gia lên tiếng cảnh báo nhưng nhiều nông dân cho rằng giá sầu riêng sẽ vẫn duy trì ở mức cao thời gian tới do cung không đủ cầu.
10:24 - 03/05/2024
305 lượt xem

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
09:13 - 03/05/2024
318 lượt xem