4
/
130611
Giá xăng dầu sắp giảm rất mạnh?
gia-xang-dau-sap-giam-rat-manh
news

Giá xăng dầu sắp giảm rất mạnh?

Thứ 5, 07/07/2022 | 07:53:12
3,009 lượt xem

Giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm mạnh vài phiên gần đây. Trong nước, từ 11/7 tới, việc hạ thêm thuế bảo vệ môi trường cũng khiến mặt hàng xăng dầu hạ nhiệt.

Nỗi lo suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu thụ giảm khiến giá dầu thế giới xuống mức thấp nhất trong 2 tháng.

Cụ thể, giá dầu thô Mỹ WTI vừa giảm gần 10%, về dưới 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ đầu tháng 5. Còn giá dầu thô Brent có lúc giảm 9,45%, xuống mức 102,77 USD/thùng.

Đây là tín hiệu khiến người tiêu dùng trong nước có thể chờ đợt giảm giá hiếm hoi trong nhiều phiên tăng liên tiếp gần đây.

Giá bán lẻ xăng dầu tăng cao gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế do chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận tải tăng (Ảnh: DT).

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu dự báo, giá trong nước hôm 11/7 tới có thể giảm mạnh nhất tới 2.800 - 3.000 đồng/lít, nếu giá thế giới duy trì ở mức giảm vừa qua.

Tuy nhiên, đến phiên sáng nay (6/7, giờ Việt Nam), giá dầu thế giới có xu hướng nhích nhẹ. Do vậy, theo vị này, xu hướng giảm là rất lớn, song giảm bao nhiêu thì phải đợi diễn biến giá thế giới tính đến kỳ điều chỉnh sắp tới (ngày 11/7).

Ngoài xu hướng giảm giá mạnh trên thế giới, người dùng cũng trông đợi vào việc hạ nhiệt xăng dầu sau Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 17 lần. Tính đến ngày 6/7, giá xăng E5 RON 92 là 30.891 đồng/lít; xăng RON 95 là 32.763 đồng/lít; dầu diesel 29.615 đồng/lít; dầu hỏa 28.353 đồng/lít và dầu mazut 19.722 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu tăng cao gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế do chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận tải tăng.

Ngày 6/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường đã xem xét, thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn với 100% thành viên tham gia biểu quyết tán thành.

Theo đó, thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ giảm thêm 1.000 đồng, với dầu là 500-700 đồng, áp dụng ngay ở kỳ điều chỉnh tuần sau (11/7).

Kết luận tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, xăng dầu là một loại vật tư chiến lược, đồng thời là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không chỉ đối với tiêu dùng mà đối với cả sản xuất.

Do đó, ông lưu ý nguyên tắc quản lý giá xăng dầu theo quy định trong Luật Giá, quản lý theo nguyên tắc thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước và xăng dầu nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nước bình ổn giá.

Theo tính toán hiện nay, chi phí xăng, dầu trong nền kinh tế Việt Nam chiếm khoảng 3,52% tổng chi phí của nền kinh tế, gas chiếm khoảng 1,45%.

Cũng theo số liệu của từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, nếu giá xăng, dầu tăng khoảng 10% thì GDP của toàn bộ nền kinh tế giảm khoảng 0,5%. Do đó, trong bối cảnh giá dầu tăng như hiện nay thì việc bình ổn giá là hết sức quan trọng, vừa kiềm chế lạm phát.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, lần này, lạm phát không còn là cục bộ mà do tác động kép của đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị xung đột trên thế giới, đứt gãy các chuỗi cung ứng, giá nhiên liệu, lương thực, về vật tư, nguyên liệu đều tăng. Các nước châu Âu, Mỹ đều lạm phát rất cao.

Trong khi đó, Việt Nam đang trong chiến lược phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, vừa kiềm chế lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa hỗ trợ tăng trưởng, trực tiếp giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho người dân.

Liên quan đến các loại thuế khác và điều hành về giá xăng dầu, Chủ tịch Quốc hội cho biết do tính chất quan trọng của xăng dầu nên vừa phải đảm bảo nguồn cung nguồn cung xăng dầu - đây là yếu tố then chốt, quyết định và vừa phải bình ổn giá.

Trường hợp giá xăng dầu tiếp tục biến động tăng cao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý xem xét một số yếu tố trong điều hành. Một là tiếp tục xem xét để cắt giảm một số loại thuế và Chính phủ có đề xuất liên quan thuế giá trị gia tăng (VAT) thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Thứ hai, đó là thuế nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Hiện nay thuế nhập khẩu có hai loại là thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các cam kết đối với các hiệp định thương mại tự do FTA và thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (MFN).

Ngoài việc cắt giảm thuế, đề nghị Chính phủ nghiên cứu để có những chính sách hỗ trợ đối với một số đối tượng bị tác động trực tiếp trong trường hợp giá xăng, dầu tiếp tục tăng cao hoặc neo ở mức cao các ngư dân đánh bắt thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ, giao thông vận tải, người nghèo, người thu nhập thấp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo Nguyễn Khánh/ Dân Trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/gia-xang-dau-sap-giam-rat-manh-20220707071301676.htm

  • Từ khóa

Vẫn khó 'hạ nhiệt' giá vé máy bay

Các hãng bay đều thừa nhận giá vé có tăng nhưng không... vượt giá trần do Chính phủ quy định!
11:05 - 18/05/2024
491 lượt xem

Thép cán nóng giá rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Trong khi đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn chờ đợi ý kiến từ cơ quan quản lý...
08:42 - 18/05/2024
588 lượt xem

Vietnam Airlines mở lại đường bay Đà Lạt - Đà Nẵng

Vietnam Airlines sẽ mở lại đường bay Đà Lạt - Đà Nẵng từ ngày 1-6.
19:08 - 17/05/2024
905 lượt xem

Cửa hàng kinh doanh vàng vào tầm ngắm của cơ quan thuế

Trong đợt ra quân chống thất thu này, cơ quan thuế sẽ tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng bán lẻ nhưng...
15:50 - 17/05/2024
984 lượt xem

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã hết 'ổn'?

Đã đến lúc xóa bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để thị trường trong nước vận hành theo cơ chế thị trường, tiệm cận dần với giá thế giới.
12:04 - 17/05/2024
1,058 lượt xem