4
/
124230
Bắc Giang: Cần thêm vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản
bac-giang-can-them-vung-nguyen-lieu-cho-che-bien-nong-san
news

Bắc Giang: Cần thêm vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản

Thứ 4, 16/02/2022 | 10:40:00
1,773 lượt xem

Bắc Giang có dư địa phát triển vùng nguyên liệu nông sản phục vụ chế biến song nhiều địa phương vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Nhiều doanh nghiệp chế biến tại tỉnh vẫn phải thu mua nông sản tại các tỉnh, thành phố khác khiến chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm khó cạnh tranh.

Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Bắc Giang có tiềm năng lớn phát triển các loại cây ăn quả và là một trong số ít các địa phương trong cả nước có lợi thế trồng cây vụ đông (dùng cho chế biến). Tổng diện tích cây vụ đông cả tỉnh đạt khoảng 13 nghìn ha; sản lượng ước đạt 230 nghìn tấn/năm. Trong đó, diện tích rau, củ chế biến 2,7 nghìn ha (gồm: Dưa bao tử, dưa chuột Nhật, cà chua bi, ớt, khoai tây...), sản lượng ước đạt 55 nghìn tấn. Ngoài ra, tỉnh còn có hàng chục nghìn ha trồng cây ăn quả. Mỗi năm tỉnh cũng xuất bán ra thị trường hơn 220 nghìn tấn thịt hơi các loại và khoảng 150 triệu quả trứng gia cầm.

Đóng gói đậu tương rau xuất khẩu tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu.

Hiện toàn tỉnh có hơn 140 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm. Trong đó, có 4 DN lớn (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu; Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco và Công ty TNHH Đầu tư tổng hợp Dũng Sỹ), chế biến nông sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc... 

Các sản phẩm chính là đóng hộp: Ngô ngọt, rau ăn lá, củ cải, khoai tây, bí đỏ, cà chua, dứa, vải thiều, cam... tổng sản lượng đạt hơn 10 nghìn tấn/năm. Còn lại là các cơ sở chế biến thủ công, quy mô nhỏ, chế biến thịt lợn, trâu, bò tiêu thụ trong tỉnh, bình quân khoảng 3,5 tấn/ngày.

Dù tiềm năng đất đai, nông sản trong tỉnh lớn nhưng hiện 4 DN chế biến nêu trên đang phải thu mua hàng chục nghìn tấn nguyên liệu như: Cà rốt, ngô ngọt, chanh leo, bí đỏ, cải thảo… tại các tỉnh Hải Dương, Hoà Bình và một số tỉnh phía Nam. Trong khi đó, nhiều địa phương như: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hoà đều có thể xây dựng các vùng trồng rau, củ, quả đáp ứng nhu cầu của các DN chế biến này. 

Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu cho biết, mỗi năm đơn vị xuất khẩu khoảng 1,5 nghìn tấn sản phẩm. Trong đó chỉ có 30% nguyên liệu thu mua tại Bắc Giang. Hiện DN mới liên kết với nông dân xã Đông Phú, Đông Hưng (Lục Nam) để trồng đậu tương rau chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản, diện tích 20 ha, tổng sản lượng khoảng 700 tấn. “DN chúng tôi đang có nhu cầu chế biến xuất khẩu từ 2-5 nghìn tấn sản phẩm đậu tương rau xuất khẩu, còn chanh leo thì không hạn chế về số lượng”, ông Hưng nói.

Đại diện Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C thông tin, mấy năm trước DN từng liên kết với nhiều hộ dân tại huyện Tân Yên trồng ngô ngọt nhưng tới thời điểm thu mua, người trồng đã tự ý bán sản phẩm vì giá thị trường cao hơn nên từ đó đến nay DN không dám đầu tư, liên kết sản xuất nữa. 

Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc cây vụ đông của nông dân tại Bắc Giang chưa đồng đều khiến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư nhiều. Thêm vào đó, chất đất nhiều vùng chưa được cải tạo nên không phù hợp cho việc trồng một số loại nông sản như: Bí đỏ, cà rốt mà DN đang chế biến để xuất khẩu. Việc phải thu mua nông sản tại các tỉnh, TP khác làm chi phí sản xuất tăng gần 10%, sản phẩm khó cạnh tranh.

Cần DN “dẫn dắt”, chính quyền hỗ trợ

Những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện phát triển nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP khá rõ ràng và thu được kết quả khả quan. Ví như, huyện Yên Thế tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm và kinh tế đồi rừng; huyện Tân Yên phát triển chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại và sản xuất vải thiều sớm, ổi lê, vú sữa; huyện Lục Ngạn phát triển cây vải thiều và cây có múi… Nhờ định hướng đúng, nông dân các địa phương này thu hàng nghìn tỷ đồng từ sản xuất nông nghiệp/năm.

Vùng liên kết sản xuất đậu tương rau chế biến tại xã Đông Phú (Lục Nam).

Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn đang loay hoay trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi cho phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng. Đơn cử như huyện Sơn Động, ngoài hàng nghìn ha rừng sản xuất, địa phương này hiện có hơn 7,7 nghìn ha gieo trồng cây hằng năm. Trong đó, diện tích đất trồng lúa hơn 4,1 nghìn ha, cây ăn quả gần 2,4 nghìn ha, còn lại trồng ngô, khoai, sắn, dược liệu... 

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động, cùng với phát triển kinh tế rừng, những năm qua người dân trong huyện tích cực chuyển đổi, phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Vải thiều, táo, ổi, bưởi, dược liệu... Gần đây, huyện chỉ đạo người dân quan tâm mở rộng diện tích cây trồng vụ đông nhưng cũng năm được, năm mất. 

Do trình độ canh tác của người dân chưa cao, ruộng đất manh mún, phân tán, tự phát, làm theo thói quen nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết các diện tích cây vụ đông, đặc biệt là cây khoai tây chế biến phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước tưới tự nhiên nên có năm mưa nhiều, khoai tây bị mất trắng vì ngập úng. 

Dù đã có định hướng và quy hoạch phát triển nhưng đến thời điểm này, không chỉ huyện Sơn Động mà nhiều địa phương vẫn chưa tận dụng được tiềm năng đất nông nghiệp, nhiều nơi bỏ trồng cây vụ đông. Nông dân một số nơi vẫn loay hoay với bài toán trồng, chặt cây ăn quả bởi sản xuất theo kiểu tự phát.

Các DN, HTX sớm đầu tư, liên kết xây dựng các mô hình sản xuất tại Bắc Giang, từ đó tạo niềm tin và “dẫn dắt” nông dân làm theo. Phấn đấu để Bắc Giang không chỉ là vùng đất tiềm năng mà phải trở thành vùng nguyên liệu chế biến nông sản cho tỉnh và các DN trong cả nước.

Đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Tại buổi kiểm tra tình hình sản xuất đầu năm vừa qua tại huyện Sơn Động, đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, huyện Sơn Động nói riêng và các địa phương trong tỉnh nói chung cần tiếp tục dồn điền, đổi thửa tạo sẵn quỹ đất để các DN, HTX vào đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ về chính sách và chủ động mời các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân; tham mưu cho chính quyền các địa phương cách cải tạo đất, lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng để phát triển nông sản. 

Đồng chí kêu gọi các DN, HTX sớm đầu tư, liên kết xây dựng các mô hình sản xuất tại Bắc Giang, từ đó tạo niềm tin và “dẫn dắt” nông dân làm theo. Phấn đấu để Bắc Giang không chỉ là vùng đất tiềm năng mà phải trở thành vùng nguyên liệu chế biến nông sản cho tỉnh và các DN trong cả nước.

Theo Thế Đại/BGĐT

http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/377952/bac-giang-can-them-vung-nguyen-lieu-cho-che-bien-nong-san.html

  • Từ khóa

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 'lãnh đạn' vì Mỹ - Trung phân rẽ

Căng thẳng Mỹ - Trung khiến kinh tế 2 nước ngày càng phân cực với nhau đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho hầu hết các nền kinh tế khác ở châu Á - Thái...
10:57 - 28/04/2024
342 lượt xem

Hãng treo thưởng dịp 30-4 nhưng điều kiện khắt khe, nhiều tài xế tắt app tránh nóng

App xe công nghệ tung nhiều chính sách tăng tiền thưởng thu hút tài xế công nghệ tham gia chạy dịp lễ 30-4. Thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế tắt app vì...
07:44 - 28/04/2024
444 lượt xem

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
696 lượt xem

Giá vàng hôm nay 27.4.2024: Tăng thêm gần 1 triệu trước kỳ nghỉ lễ

Giá vàng trong nước trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 tiếp đà tăng cùng chiều thế giới, tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây cũng là mức giá đắt...
15:13 - 27/04/2024
925 lượt xem

Dân bớt gửi tiền, ngân hàng 'rục rịch' tăng lãi suất cạnh tranh với vàng, chứng khoán...

Yếu tố tác động mạnh lên lãi suất là giá các tài sản khác. Trong khi quý 1-2024, giá vàng, chứng khoán và bất động sản đều chứng kiến đà tăng mạnh, theo...
07:30 - 27/04/2024
1,028 lượt xem