4
/
123410
Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19
thu-o-ng-ma-i-die-n-tu-ta-ng-to-c-sau-covid-19
news

Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19

Thứ 2, 24/01/2022 | 16:26:00
1,815 lượt xem

Trong gần hai năm đại dịch Covid - 19 diễn ra, toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên đa số doanh nghiệp đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Người tiêu dùng trực tuyến tăng cả lượng và chất

Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), làn sóng thứ nhất của TMĐT Việt Nam diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên của đại dịch Covid - 19 từ tháng 2 đến tháng 4/2020. Theo đó, làn sóng này đã tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của TMĐT. Làn sóng thứ hai của TMĐT diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9/2021 trong đợt dịch Covid - 19 thứ tư. Từ khi bắt đầu đợt dịch đầu tiên, đã có những lo ngại dịch bệnh sẽ tác động lớn tới đà tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT trong năm 2021 cũng như cả giai đoạn 5 năm tiếp theo 2021 – 2025.

kinh doanh TMĐT bị tác động nặng nề, nhưng đa số doanh nghiệp đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới

Kinh doanh TMĐT bị tác động nặng nề, nhưng đa số doanh nghiệp đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới

Tuy nhiên, diễn biến thực tế cho thấy bức tranh khá lạc quan. Báo cáo “Việt Nam: TMĐT tăng tốc sau Covid - 19” của VECOM công bố ngay sau đợt dịch đầu tiên cho thấy sự xuất hiện làn sóng TMĐT với hai tín hiệu quan trọng. Tín hiệu thứ nhất là người tiêu dùng trực tuyến tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tín hiệu thứ hai là số lượng thương nhân tham gia chuyển đổi số tăng mạnh.

Để nắm bắt những đặc điểm nổi bật của TMĐT trong đợt dịch thứ tư, tháng 10/2021, VECOM đã khảo sát nhanh gần 60 doanh nghiệp tiêu biểu liên quan tới TMĐT thuộc 5 lĩnh vực, bao gồm bán lẻ trực tuyến, logistics và hoàn tất đơn hàng, thanh toán, tiếp thị số, giải pháp kinh doanh số. Giai đoạn khảo sát từ tháng 6 tới tháng 9/2021.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong khó khăn nghiêm trọng, TMĐT tiếp tục đứng vững và trải qua làn sóng thứ hai. Theo đó, số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn, thậm chí một bộ phận người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống.

Đặc điểm nổi bật là trong đợt dịch thứ tư nhiều người chưa từng mua sắm trực tuyến đã tiếp cận và sử dụng kênh này, đồng thời những người đã từng mua sắm trực tuyến thì mua sắm nhiều hơn. Đáng chú ý là nhóm người tuổi cao, hạn chế về kỹ năng và kiến thức công nghệ thông tin nhưng đã khá chủ động học các kỹ năng mua sắm online. Người tiêu dùng nói chung cũng tin tưởng hơn vào thương mại điện tử và duy trì thói quen mua sắm trực tuyến.

Khảo sát của VECOM cho thấy xu hướng này đối với người tiêu dùng còn rõ ràng hơn nữa trong đợt dịch thứ tư. Người tiêu dùng mới tham gia mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng mạnh. Đồng thời họ cũng mua sắm trực tuyến nhiều loại hàng hoá và dịch vụ hơn.

Kết quả khảo sát 4 sàn TMĐT thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam cho thấy số lượng đơn hàng phát sinh trên sàn giai đoạn tháng 6 đến tháng 9 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng từ 8% tới 50%. Thậm chí các đơn hàng cũng tăng từ 8% đến10% so với kế hoạch từ đầu năm.

Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2021, trong ba đợt dịch Covid-19 đầu tiên từ đầu năm 2020 tới tháng 6/2021 khi đợt dịch thứ tư bắt đầu, Việt Nam đã có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành thị. Mức độ duy trì giữ ở mức cao khi tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một lối sống – 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Những người đã sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số trước đại dịch – đã sử dụng thêm trung bình 4 dịch vụ kể từ khi đại dịch xảy ra và mức độ hài lòng của hầu hết người dùng với các dịch vụ này đạt 83%.

Thương nhân tăng tốc trong chuyển đổi số

Trong đợt dịch thứ tư hầu hết hoạt động bán hàng bị phong toả, thậm chí nhiều mặt hàng thiết yếu không được bán trực tiếp mà chỉ được bán trực tuyến. Trong hoàn cảnh đó, các thương nhân đã sử dụng nhiều công cụ số để có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng, bán hàng online, bao gồm bán hàng trên các TMĐT, tại website hay ứng dụng di động của đơn vị và trên các mạng xã hội.

Đối với thương nhân tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 nêu cụ thể, 30% nhà bán hàng kỹ thuật số tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số. Tuy sử dụng trung bình 2 nền tảng kỹ thuật số, lợi nhuận vẫn là mối quan tâm hàng đầu của họ. Nhiều nhà bán hàng đang dùng các công cụ kỹ thuật số để thu hút khách hàng và 72% dự kiến sẽ tăng mức sử dụng các công cụ tiếp thị này trong 5 năm tới.

Ngoài việc tăng cường bán hàng trên các sàn TMĐT, nhiều thương nhân cũng đã tăng cường bán sản phẩm trên website của mình. Do nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của khách hàng trong đợt dịch thứ tư rất lớn nên kết quả kinh doanh trên website cũng có sự khác biệt rõ ràng giữa những thương nhân bán hàng thiết yếu với các thương nhân còn lại. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm website bán hàng thiết yếu có sự tăng trưởng khách hàng so với cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng trên 6%, thậm chí có thương nhân tăng trưởng khách hàng đến 100%. Với nhóm website bán hàng không thiết yếu, lượng khách hàng đều giảm với mức giảm trong khoảng từ 5% tới 95%.

Theo Lan Anh/Báo Công Thương

https://congthuong.vn/thu-o-ng-ma-i-die-n-tu-ta-ng-to-c-sau-covid-19-171188.html

  • Từ khóa

[Infographic] Chỉ số IIP tháng 4/2024 ước tính tăng 6,3% so cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4, sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công...
15:31 - 29/04/2024
125 lượt xem

Mở rộng triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Giá nhiều loại nông sản xuất khẩu đang tăng cao giúp người trồng hưởng lợi nhưng những doanh nghiệp trót ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp lại không thể mua...
08:06 - 29/04/2024
305 lượt xem

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 'lãnh đạn' vì Mỹ - Trung phân rẽ

Căng thẳng Mỹ - Trung khiến kinh tế 2 nước ngày càng phân cực với nhau đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho hầu hết các nền kinh tế khác ở châu Á - Thái...
10:57 - 28/04/2024
821 lượt xem

Hãng treo thưởng dịp 30-4 nhưng điều kiện khắt khe, nhiều tài xế tắt app tránh nóng

App xe công nghệ tung nhiều chính sách tăng tiền thưởng thu hút tài xế công nghệ tham gia chạy dịp lễ 30-4. Thời tiết nắng nóng, nhiều tài xế tắt app vì...
07:44 - 28/04/2024
887 lượt xem

EVN cần gần 480.000 tỉ đồng đầu tư

Con số trên được nêu trong các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu tại Quyết định 345 ngày 26.4.2024 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh...
20:44 - 27/04/2024
1,173 lượt xem