240
/
144216
Khốn khổ sau chuyến đi biển
khon-kho-sau-chuyen-di-bien
news

Khốn khổ sau chuyến đi biển

Thứ 4, 15/03/2023 | 11:59:00
2,163 lượt xem

Trở về sau nhiều tháng bị Malaysia bắt giữ, chủ tàu và các ngư dân lâm cảnh nợ nần khi thuyền và ngư cụ bị mất, bảo hiểm không bồi thường.

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh giải quyết đơn kêu cứu của ngư dân Trần Văn Mạnh (SN 1981; thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Lâm cảnh khốn cùng

Trong đơn kêu cứu của mình, ông Mạnh cho biết vào ngày 11-6-2022, tàu cá mang số hiệu QNa-95005 TS do ông làm thuyền trưởng cùng 41 ngư dân đang đánh bắt tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bị tàu cảnh sát biển Malaysia bắt giữ. Theo xác nhận của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, từ ngày 25-4-2022 đến 11-6-2022, tàu cá QNa 95005 TS đều hoạt động trong ranh giới cho phép khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam. Hơn 3 tháng bị giam giữ, đến ngày 22-9-2022, các ngư dân mới được thả về. Phía Malaysia cáo buộc tàu ông Mạnh vi phạm hải phận của họ nên xử phạt hơn 808 triệu đồng, 36 thuyền viên bị phạt hơn 107 triệu đồng/người (5 thuyền viên tuổi vị thành niên, mắc bệnh được thả về trước). Phía Malaysia còn tịch thu tàu, toàn bộ trang thiết bị, máy móc, vật dụng, số hải sản đánh bắt được (khoảng 30 tấn mực khô). Thuyền trưởng và các thuyền viên phải mất chi phí thuê luật sư, chi phí hồi hương mỗi người hàng chục triệu đồng. Ước tính, chuyến đi biển khiến ông Mạnh và các thuyền viên thiệt hại hơn 17 tỉ đồng.

Khốn khổ sau chuyến đi biển - Ảnh 1.

Vợ chồng ông Trần Văn Mạnh nợ nần chồng chất sau chuyến biển bị phía Malaysia bắt giữ

Khi trở về, ông Mạnh và 41 ngư dân trên tàu câu mực gặp nạn được Sở NN-PTNT tỉnh hỗ trợ 10 kg gạo/người, UBND huyện Thăng Bình hỗ trợ vé máy bay từ TP HCM về Quảng Nam và 500.000 đồng/người, UBND xã Bình Minh hỗ trợ 500.000 đồng/người, Hội Nghề cá tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/người. Sự hỗ trợ trên là nguồn động viên đối với gia đình các ngư dân nhưng không thấm vào đâu so với con số thiệt hại. Gia đình ông Mạnh đã làm đơn xin hỗ trợ theo Quyết định 48 của Chính phủ nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Trong khi đó, bên bảo hiểm không chi trả tiền bồi thường khiến gia đình ông Mạnh càng thêm khó khăn. Sau khi trở về từ Malaysia, ngày 9-11-2022, ông Mạnh gửi đơn yêu cầu Tổng Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) chi trả bồi thường 2,6 tỉ đồng theo hợp đồng. Tuy nhiên, ngày 1-12-2022, GIC có văn bản phản hồi, cho rằng căn cứ vào nguyên nhân tổn thất thì việc tàu cảnh sát biển Malaysia bắt giữ, tịch thu tài sản của tàu QNa 95005 TS nằm trong các điều khoản loại trừ theo quy tắc bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ đối với tàu cá của GIC. Trích dẫn các điều khoản trong hợp đồng, GIC tuyên bố không chịu trách nhiệm bồi thường mọi hư hỏng, mất mát và tổn thất hoặc chi phí phát sinh "do bị cướp, bị bắt giữ tại bất cứ nơi nào và vì bất cứ lý do gì"...

Sau chuyến biển định mệnh đó, gia đình ông Mạnh lâm cảnh khốn cùng. Tàu và ngư cụ bị mất, vợ chồng ông hằng ngày phải đi làm thuê kiếm sống. Tiền công ít ỏi không đủ trả lãi vay 2,5 tỉ đồng của ngân hàng và lo cho con ăn học, vợ chồng ông đành phải đi vay nóng vì sợ ngân hàng xiết nợ, 8 người trong gia đình không biết ở đâu.

Mong được hỗ trợ để tiếp tục vươn khơi

Ông Mạnh cho biết gia đình mình đã mất khả năng trả nợ đối với khoản vay 2,5 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Chi nhánh Quảng Nam). Ông mong muốn nhà nước có chính sách, chế độ hỗ trợ đặc biệt và kịp thời cho gia đình mình và 41 thuyền viên còn để kịp thời khắc phục thiệt hại. Mong ngân hàng xóa nợ cho gia đình mình đồng thời nhà nước có chính sách ưu tiên vay vốn, miễn giảm lãi để đóng tàu mới vươn khơi làm kinh tế, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ông Mạnh cũng mong chính quyền địa phương can thiệp, đề nghị công ty bảo hiểm chi trả tiền bồi thường cho gia đình mình.

Khốn khổ sau chuyến đi biển - Ảnh 2.

Sau khi trở về tay trắng, vợ chồng ông Mạnh (thứ 2 và thứ 3 từ phải sang) đi làm thuê kiếm tiền lo cho con ăn học, nuôi cha mẹ già và trả lãi ngân hàng

Ông Võ Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam, cho biết vừa qua Sở NN-PTNT đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan, bao gồm đại diện Sacombank, GIC Chi nhánh Quảng Nam về đơn kêu cứu của ông Mạnh. Tại buổi làm việc, phía Sacombank Quảng Nam cho hay không thể xóa nợ mà sẽ tính phương án giảm lãi suất cho gia đình ông Mạnh. Đại diện công ty bảo hiểm khẳng định không bồi thường cho ông Mạnh nhưng sẽ báo cáo cấp trên xin "hỗ trợ" cho ngư dân trên.

Ông Long cho hay đến nay đơn vị chưa nhận được hồ sơ xin hỗ trợ theo Quyết định 48 của Chính phủ từ phía gia đình ông Mạnh. Ông cho rằng ngoài Quyết định 48, hiện nay nhà nước chưa có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ cho các trường hợp bị nước ngoài bắt giữ như ông Mạnh và các ngư dân. Sắp tới, nếu có nguồn vốn nào hỗ trợ thì địa phương sẽ ưu tiên cho gia đình ông Mạnh. 

Luật sư nói về trách nhiệm của bảo hiểm

Luật sư Trần Duyên, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng, cho rằng GIC phải có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho ông Trần Văn Mạnh theo đúng pháp luật. Theo luật sư, pháp luật hiện hành không cho phép GIC áp dụng điều khoản loại trừ đối với trường hợp của tàu QNa 95005 TS. Cụ thể, điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. "Khi mua bảo hiểm thân tàu của GIC, ông Mạnh không được giải thích rõ về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khi "Bị cướp, bị bắt giữ tàu tại bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì". Do đó, GIC quy định và áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp này là không hợp lý" - luật sư Trần Duyên nói.

Theo Trần Thường/ NLĐ

https://nld.com.vn/thoi-su/khon-kho-sau-chuyen-di-bien-20230314193333261.htm

  • Từ khóa

Từ 1-7, mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm căn cước mới

Theo đại diện Cục C06, Bộ Công an, từ ngày 1-7, dữ liệu mống mắt sẽ được thu nhận khi người dân làm thủ tục cấp căn cước tại cơ quan công an.
15:17 - 08/05/2024
340 lượt xem

Tiền lương mới sẽ tăng bao nhiêu?

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2024, bảo đảm công bằng,...
15:05 - 08/05/2024
355 lượt xem

Bộ Công an đề xuất điểm mới về xóa đăng ký thường trú, tạm trú

Bộ Công an đề xuất một số điểm mới về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú, tạm trú.
11:04 - 08/05/2024
398 lượt xem

Nhanh chóng khai thông đổi GPLX trực tuyến

Nhiều ý kiến đề nghị khẩn trương có giải pháp cho tình trạng người dân đổi giấy phép lái xe trực tuyến cả tháng không xong.
08:20 - 08/05/2024
463 lượt xem

Vì sao miễn đăng kiểm vẫn phải đóng phí?

Từ ngày 15.6, ô tô thuộc diện được miễn đăng ký lần đầu sẽ phải đóng phí và một số dịch vụ in lại giấy, tem kiểm định cũng sẽ thu phí.
08:53 - 08/05/2024
446 lượt xem