240
/
124232
Khó như đi "săn" người giúp việc sau Tết
kho-nhu-di-san-nguoi-giup-viec-sau-tet
news

Khó như đi "săn" người giúp việc sau Tết

Thứ 4, 16/02/2022 | 12:10:42
757 lượt xem

Nhiều gia đình ở Hà Nội sẵn sàng trả mức lương cao, 6 - 7 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không thể tìm được người giúp việc nhà…

Xã hội ngày càng phát triển, khối lượng công việc tăng cao, người phụ nữ vừa phải đi làm 8h ở cơ quan vừa phải lo chăm sóc, dạy dỗ con cái và cáng đáng hết việc nội trợ trong gia đình nên việc nhà trở thành một gánh nặng mệt mỏi. Vì thế, nhu cầu tìm người giúp việc nhà ngày một tăng.

Có những thời điểm thị trường người lao động ở Hà Nội cung không đủ cầu vì nhu cầu thuê người giúp việc rất lớn dẫn đến mức lương cơ bản của lao động giúp việc nhà hiện tại tăng cao, trung bình 5-6 triệu đồng/tháng. 

Thời gian dọn dẹp nhà cửa, thời gian nấu ăn, thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái đã chiếm khá nhiều thời gian trong quỹ thời gian cá nhân của người phụ nữ trong các gia đình, gây giảm hiệu quả công việc. Cần tập trung cho công việc nhiều hơn, để gỡ áp lực cho chị em, nhiều gia đình có nhu cầu tìm người để hỗ trợ những việc nhà.

Thời gian nghỉ Tết Nhâm Dần đã qua, nhịp sống đã bình thường trở lại đến hai tuần nay, nhưng nhiều gia đình ở Hà Nội, sinh hoạt vẫn đang xáo trộn bởi không tìm được người giúp việc, đặc biệt là những gia đình trẻ. Sẵn sàng trả mức lương cao, 6 - 7 triệu đồng/tháng nhưng rất nhiều gia đình vẫn không thể tìm được người giúp việc nhà. 

Gần 1 tháng nay, chị Vũ Thị Mỹ Dung (38 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đăng tin tìm người giúp việc trên khắp các diễn đàn, trên Facebook, Zalo cá nhân mà vẫn chưa tìm được người.

"Hai năm nay, tôi thuê một cô giúp việc trông con trai, mỗi tháng tôi trả 5 triệu đồng tiền công, nuôi ăn trưa, chỉ làm việc từ 7h sáng đến 17h chiều, từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần. Công việc chỉ có trông con tôi, cho cháu ăn, ngủ, chơi, vệ sinh và tắm giặt, không phải ngủ lại buổi tối, không phải nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa vì việc nhà đã có ông bà ngoại lo. Mỗi năm, chị bảo mẫu còn được thưởng 1 tháng lương trước Tết, xét tăng lương 1 năm 1 lần. Nếu làm thêm giờ sẽ trả thêm tiền ngoài giờ theo quy định pháp luật lao động. Ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của nhà nước, cô giúp việc cũng được nghỉ và được hưởng nguyên lương. Ông bà ngoại sẽ giúp cô trông cháu khi cô ăn trưa hoặc giặt đồ cho cháu hay bất cứ lúc nào cô cần sự hỗ trợ" - chị Dung kể.

Chị tỏ ra khá ưng với người giúp việc đã gắn bó vì cô trông con chị rất tốt. Tuy nhiên, vì lý do gia đình, trước Tết cô đã báo chỉ làm hết tháng 2 năm nay. Có cả tháng để chuẩn bị, tìm người nhưng chị Dung đã đăng tin khắp nơi mà chưa tìm được người nào, đang rất lo chuyện không có người trông con để đi làm khi cô giúp việc hiện tại nghỉ.

"Tôi đăng tin tìm giúp việc với mức lương 5 triệu đồng/tháng nhưng chẳng ai liên hệ. Tôi nhờ bạn bè, người quen tìm giúp thì ai cũng bảo tìm giúp việc vào thời điểm này rất khó, người cần thì nhiều mà người làm thì ít bởi họ vẫn còn ở quê ăn Tết" - chị Dung nói.

Không riêng chị Dung, một "nội tướng" khác ở quận Hai Bà Trưng trả lương cho giúp việc 6 triệu đồng/1 tháng, nuôi ăn ở để bác giúp việc ở cùng nhà trông cậu con trai nhỏ và làm việc nhà nhưng người giúp việc này đã xin về quê 3 tháng nay, vẫn chưa ra làm.

"Suốt thời gian không có giúp việc, hằng ngày tôi phải đưa cả con nhỏ 3 tuổi đến cơ quan, cho con ở cơ quan cả ngày cùng mẹ, con ngồi chơi một mình chờ mẹ làm việc, thực sự vất vả cho cả hai mẹ con. Nhưng không còn cách nào khác vì con trai lớn của tôi đang học lớp 7 phải đi học, không thể trông em giúp mẹ. Ông bà nội, ngoại đều ở xa. Chồng tôi làm nghề xây dựng thường xuyên đi công tác xa. 3 tháng nay không có giúp việc, một mình tôi phải xoay sở lo cho hai con rất vất vả. Hà Nội đang dịch bệnh thế này nên tìm người giúp việc quá khó. Chắc bác giúp việc e ngại dịch bệnh ở Hà Nội gia tăng nên đã về quê, chưa muốn quay lại", chị than thở.

Trong thời gian bác giúp việc xin nghỉ, chị thường xuyên lên mạng tìm kiếm người giúp việc tại các trang web cung cấp việc làm, đồng thời nhờ bạn bè giới thiệu họ hàng ở quê lên giúp nhưng vẫn chưa tìm được ai thay. Bình thường việc trông con, nấu ăn, dọn dẹp đã có người giúp việc lo nhưng từ trước Tết tới nay, một tay chị quán xuyến hết cả gia đình với 2 cậu con trai, chị cảm thấy quay cuồng, mệt mỏi.

Thực tế, có nhiều lý do khiến việc tìm người giúp việc sau Tết lại khó khăn đến vậy. 

Trước hết, những người làm nghề giúp việc phần lớn là lao động ở các tỉnh khác về, họ đi làm cả năm trời, đến Tết mới được về đoàn tụ với gia đình nên ai cũng muốn ở nhà lâu hơn một chút để gần con, gần cháu. Họ thường ở quê chơi hết tháng giêng mới lên thành phố làm. Trong khi ở Hà Nội, đa phần đến mùng 6, mùng 7 Tết là người lao động phải đi làm lại, không thể xin nghỉ làm ở nhà đến hết tháng Giêng được, nên nhiều gia đình phải vất vả tìm người giúp việc.

Người lao động ở công việc đặc thù này thường có tâm lý "thích thì làm, thích thì nghỉ". Sự kỳ vọng chất lượng của khách hàng thì rất cao trong khi người lao động đa phần chưa được đào tạo bài bản theo đúng tiêu chuẩn. Xu thế hiện nay, người lao động không muốn làm cố định mà chỉ muốn nhận làm giúp việc theo giờ, mỗi nhà từ 3-4 giờ, nếu chịu khó có thể kiếm được thu nhập 600.000-700.000 đồng ngày. Làm theo giờ vừa thoải mái vừa đỡ phải gò bó vì việc sống chung với chủ nhà.

Việc tìm người giúp việc trong "thời Covid" càng thêm khó khi nhiều chủ nhà không chỉ yêu cầu về kinh nghiệm, tính cách, biết làm việc mà còn đòi hỏi những người giúp việc biết sử dụng phần mềm học online của trẻ nhỏ, hỗ trợ phụ huynh học sinh việc học của các cháu. Vì thế, cho dù có sẵn sàng trả mức lương cao nhưng chưa chắc các gia đình có thể tìm được người giúp việc ưng ý.

Cũng từ bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mất việc làm tạm thời nên nhóm lao động giúp việc nhà theo giờ đa phần đã trở về quê từ đầu mùa dịch, một số không quay lại thành phố làm việc do sợ dịch, khó khăn việc đi lại.

Điều 88, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động nêu rõ: "Lao động là người giúp việc gia đình, là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Lao động có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, để làm những công việc theo quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật Lao động". Do đó, người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động để có sự ràng buộc. Hợp đồng sinh ra để bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên khi xảy ra tranh chấp trong quá trình làm việc. Đã có không ít trường hợp người giúp việc và chủ nhà xảy ra mâu thuẫn nhưng không thể giải quyết vì những thỏa thuận, quy định không rõ ràng, chặt chẽ. Dù vậy, thực tế, hầu hết các gia đình và người lao động vẫn không lập hợp đồng lao động, chỉ thỏa thuận miệng, rủi ro, phức tạp cho cả hai bên khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/kho-nhu-di-san-nguoi-giup-viec-sau-tet-20220216085009377.htm

  • Từ khóa

Bộ Nội vụ: Cải cách tiền lương với công chức, mức thấp nhất không dưới 5 triệu

Trả lời tại họp báo Chính phủ chiều tối 4-5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1-7 tới đây.
19:52 - 04/05/2024
86 lượt xem

Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai: Lên đến hơn 500 ca

Tính đến 6 giờ ngày 4.5, tổng số ca bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở TP. Long Khánh lên đến 529 người. Theo nhận định của Đoàn công tác Bộ Y tế, khả năng...
09:18 - 04/05/2024
384 lượt xem

Từ ngày 1-7 chỉ sử dụng một tài khoản VNeID để thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là...
15:52 - 03/05/2024
772 lượt xem

Tăng lương tối thiểu từ ngày 1-7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có...
14:39 - 03/05/2024
758 lượt xem

Nhiều mặt hàng tăng giá, người tiêu dùng 'bóp bụng' với mâm cơm

Với hàng loạt mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thịt... đều tăng giá, nhiều người dân cho biết phải 'thắt lưng buộc bụng' để duy trì cuộc sống chứ...
12:28 - 03/05/2024
835 lượt xem