24
/
160706
Thái Lan công bố thời điểm cấm sử dụng cần sa để giải trí
thai-lan-cong-bo-thoi-diem-cam-su-dung-can-sa-de-giai-tri
news

Thái Lan công bố thời điểm cấm sử dụng cần sa để giải trí

Thứ 5, 29/02/2024 | 15:00:31
1,982 lượt xem

Thái Lan công bố thời điểm sẽ cấm sử dụng cần sa cho mục đích giải trí, vì chất gây nghiện này đang gây ra hậu quả tiêu cực cho giới trẻ.

Thái Lan công bố thời điểm cấm sử dụng cần sa để giải trí - 1

Một cửa hàng cần sa ở Thái Lan (Ảnh: Reuters).

Thái Lan sẽ cấm sử dụng cần sa để giải trí vào cuối năm 2024, nhưng vẫn tiếp tục cho phép sử dụng chất này cho mục đích y tế, Bộ trưởng Y tế Cholnan Srikaew nói với Reuters.

Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa cần sa, vốn ban đầu được sử dụng làm thuốc vào năm 2018, sau đó được sử dụng để giải trí vào năm 2022.

Động thái trên đã mở đường cho Thái Lan tạo ra một ngành công nghiệp cần sa trị giá lên tới 1,2 tỷ USD vào năm 2025, khi hàng chục nghìn cửa hàng cần sa mọc lên cùng với các spa, nhà hàng và sự kiện lễ hội theo chủ đề cần sa.

Tuy nhiên, việc sử dụng cần sa tràn lan cũng kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực. 

Bộ trưởng Cholnan Srikaew thừa nhận: "Nếu không có luật quản lý cần sa, nó sẽ bị lạm dụng. Việc lạm dụng cần sa có tác động tiêu cực đến trẻ em Thái Lan. Về lâu dài, chúng có nguy cơ kéo theo các loại ma túy khác".

Chính phủ tiền nhiệm ở Thái Lan đã không thành công trong việc đưa ra được một đạo luật về quản lý cần sa trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm ngoái. Kết quả là, việc sử dụng cần sa ở Thái Lan đã thiếu luật quản lý một cách đầy đủ trong thời gian qua.

Dự thảo luật về quản lý cần sa sẽ được trình lên nội các đương nhiệm để phê duyệt vào tháng tới trước khi trình quốc hội thông qua trước cuối năm nay.

Ông Cholnan cho biết, khi luật mới được thông qua vào cuối năm nay, các cửa hàng cần sa hoạt động bất hợp pháp sẽ không được phép tiếp tục vận hành, trong khi cần sa trồng tại nhà cũng sẽ không được khuyến khích.

Ông ước tính, Thái Lan có khoảng 20.000 cửa hàng cần sa được đăng ký hợp pháp.

Ông nói: "Trong luật mới, cần sa sẽ là một loại cây được kiểm soát, vì vậy việc trồng nó sẽ cần phải có sự cho phép. Chúng tôi sẽ hỗ trợ (việc trồng cần sa) cho ngành y tế và sức khỏe".

Dự thảo luật quy định mức phạt lên tới 60.000 baht (1.700 USD) nếu sử dụng cần sa để giải trí, trong khi những người bán cần sa cho mục đích giải trí và quảng cáo hoặc tiếp thị nụ, nhựa, chiết xuất hoặc thiết bị hút thuốc phải đối mặt với án tù lên tới 1 năm, hoặc phạt tiền lên tới 100.000 baht (2.800 USD) hoặc cả 2 hình phạt.

Dự thảo luật cũng tăng cường hình phạt đối với việc trồng cần sa mà không có giấy phép, với thời hạn tù từ 1 đến 3 năm và phạt tiền từ 20.000 baht ($560) đến 300.000 baht ($8.000).

Bộ trưởng Cholnan cho biết thêm, hiện nay, việc nhập khẩu, xuất khẩu, trồng trọt và sử dụng cần sa vì mục đích thương mại cũng sẽ phải có giấy phép.

Theo Đức Hoàng/Dân trí (nguồn Reuters)

https://dantri.com.vn/the-gioi/thai-lan-cong-bo-thoi-diem-cam-su-dung-can-sa-de-giai-tri-20240229122437314.htm

  • Từ khóa

Lốc xoáy càn quét thành phố Trung Quốc, ít nhất 5 người chết, 141 nhà máy hư hại

Ít nhất 5 người thiệt mạng, 33 người khác bị thương sau khi cơn lốc xoáy càn quét thành phố Quảng Châu, Trung Quốc ngày 27-4.
15:18 - 28/04/2024
258 lượt xem

Các nước ồ ạt cam kết gửi vũ khí 'khủng' cho Ukraine

Các nước phương Tây đồng loạt công bố những khoản viện trợ lớn cho Ukraine giữa lúc nước này hứng chịu đợt tấn công mạnh của Nga.
07:13 - 28/04/2024
438 lượt xem

Philippines bác thông tin đạt thỏa thuận với Trung Quốc về Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc rằng hai bên đã đạt thỏa thuận trong việc tránh leo thang bất đồng hàng hải trên Biển...
16:25 - 27/04/2024
800 lượt xem

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gặp người đồng cấp Iran, đề cập 'mối đe dọa trực tiếp'

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Iran Gharaei Ashtiani tại Kazakhstan ngày 26.4.
07:07 - 27/04/2024
1,020 lượt xem

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
1,315 lượt xem