24
/
119103
"Chìa khóa" giúp đảo chiều làn sóng Covid-19 sau 2 năm hoành hành
chia-khoa-giup-dao-chieu-lan-song-covid-19-sau-2-nam-hoanh-hanh
news

"Chìa khóa" giúp đảo chiều làn sóng Covid-19 sau 2 năm hoành hành

Thứ 3, 02/11/2021 | 06:38:22
1,124 lượt xem

Các chuyên gia đã đưa ra nhận định về yếu tố có thể thay đổi diễn biến đại dịch Covid-19 sau 2 năm hoành hành khắp thế giới.

Chìa khóa giúp đảo chiều làn sóng Covid-19 sau 2 năm hoành hành - 1

Nhân viên y tế chăm sóc các bệnh nhân Covid-19 tại Tver, Nga ngày 28/10 (Ảnh: Reuters).

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến ngày 30/10, số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 5 triệu người. Chỉ chưa đầy 2 năm, số người chết vì Covid-19 tương đương dân số của New Zealand.

Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa kết thúc.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, khi những tháng mùa đông đang đến gần, thế giới có thể chứng kiến sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 như từng xảy ra vào đầu năm trước.

Một mối lo ngại khác là sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận vaccine Covid-19, khi một nửa dân số thế giới vẫn chưa được tiêm chủng.

Trong khi một số quốc gia đã tiêm vaccine cho phần lớn dân số và đang lên kế hoạch tiêm mũi tăng cường, các quốc gia khác đang rơi vào tình trạng khan hiếm vaccine.

Điều này có nghĩa là khi một số quốc gia kiểm soát thành công đại dịch Covid-19, những quốc gia khác vẫn tiếp tục bị tàn phá bởi những làn sóng lây nhiễm mới.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, thế giới đã ghi nhận trung bình 7.711 ca tử vong mỗi ngày. Tuy nhiên, hơn một nửa số ca tử vong, khoảng 3,1 triệu người, được ghi nhận trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 30/10 năm nay, với trung bình 10.329 ca tử vong mỗi ngày. Từ ngày 1/7, số người chết trung bình mỗi ngày do Covid-19 ước tính khoảng 8.656 người.

Mặc dù tổng số ca nhiễm (hiện hơn 246 triệu người) vẫn tiếp tục tăng, nhưng thế giới không còn chiến đấu với một kẻ thù hoàn toàn chưa được biết đến nữa. Các chương trình tiêm chủng và phương pháp điều trị được cải tiến đã làm giảm đáng kể mối đe dọa do Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, thế giới chưa thể xóa sổ hoàn toàn Covid-19 trong tương lai gần.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang bắt đầu hiểu ý nghĩa của việc chung sống lâu dài với virus", Tiến sĩ Stephen Kissler tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan nhận định.

Một số chuyên gia cho biết, số ca tử vong vì Covid-19 được báo cáo chính thức không phản ánh con số tử vong thực sự.

"Tử vong không chỉ vì dịch bệnh. Căng thẳng tinh thần ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi đại dịch kéo dài. Hai quốc gia châu Á phát triển - Nhật Bản và Singapore - có tỷ lệ tự tử tăng từ 13-16%. Cách ly, mất thu nhập, nỗi sợ hãi về dịch bệnh đã gây ra những thiệt hại lớn nhất cho người già", Giám đốc điều hành Trung tâm Quốc gia về Bệnh Truyền nhiễm Singapore Leo Yee Sin cho biết.

Yếu tố làm thay đổi cục diện

Chìa khóa giúp đảo chiều làn sóng Covid-19 sau 2 năm hoành hành - 2

Y tá tiêm vaccine Covid-19 tại Los Angeles, Mỹ hồi tháng 8 (Ảnh: AFP).

Tiến sĩ Albert Ko, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Yale, cho biết "yếu tố thay đổi diễn biến trong đại dịch Covid-19 là tiêm chủng".

"Ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, vaccine bảo vệ người dân trước các biến chứng nghiêm trọng của Covid-19, bao gồm nhập viện và tử vong", giáo sư Ko cho biết.

Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính tỷ lệ tử vong sẽ là 2%. Nhưng trong những tháng tiếp theo, con số này đã tăng lên tới 7,3% vào tháng 5 năm ngoái. Khi đó, thế giới có khoảng 6,1 triệu ca Covid-19.

Tuy nhiên, nhờ các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống còn 2,02%, phù hợp với ước tính của WHO, ngay cả khi số ca nhiễm đã tăng lên hơn 246 triệu người.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ tử vong giảm, dù số ca bệnh vẫn tăng, phần lớn là do vaccine.

Mặc dù vậy, Tiến sĩ Alex Richter tại Đại học Birmingham cho biết vaccine không phải lý do duy nhất khiến tỷ lệ tử vong sụt giảm.

"Đó là sự kết hợp giữa vaccine và phương pháp điều trị mà chúng ta đang có", Tiến sĩ Richter cho biết.

"Việc có thể ngăn ngừa số ca tử vong hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào năng lực của hệ thống y tế và quan trọng là khả năng của quốc gia trong việc tiếp nhận, sản xuất và triển khai các phương pháp điều trị", Giáo sư Leo nói thêm.

Giáo sư Ko lấy dẫn chứng từ bài học của Mỹ trong làn sóng lây nhiễm do biến chủng Delta gần đây, khi các bang miền tây như California có tỷ lệ tử vong rất thấp, trái ngược với các bang miền nam, nơi các thống đốc không đưa ra thông điệp mạnh mẽ về việc tiêm chủng hoặc đeo khẩu trang, dẫn đến tỷ lệ tử vong ở khu vực này cao hơn nhiều.

"Nếu tất cả các bang ở Mỹ đều có tỷ lệ tiêm chủng như ở New England hoặc Connecticut, 90.000 người có thể đã được cứu sống", ông Ko nhận định.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/the-gioi/chia-khoa-giup-dao-chieu-lan-song-covid19-sau-2-nam-hoanh-hanh-20211101195242556.htm

  • Từ khóa

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gặp người đồng cấp Iran, đề cập 'mối đe dọa trực tiếp'

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Iran Gharaei Ashtiani tại Kazakhstan ngày 26.4.
07:07 - 27/04/2024
217 lượt xem

Coca Cola là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới

Công ty Coca Cola chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu, tiếp theo là PepsiCo chiếm 5%, Nestle 3% và Danone 3%.
19:31 - 26/04/2024
508 lượt xem

Mỹ không thể tịch thu tài sản Nga nếu...

Mặc dù Mỹ là nước khởi xướng việc tịch thu tài sản của Nga, nhưng họ sẽ không làm điều này một mình.
16:31 - 26/04/2024
598 lượt xem

Quá nắng nóng, Bộ trưởng Ấn Độ ngất xỉu giữa lúc phát biểu

Nhiệt độ cao ngất và sức nóng tại chiến dịch bầu cử khiến Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ Nitin Gadkari chóng mặt và ngất xỉu giữa chừng trong bài phát biểu...
15:03 - 26/04/2024
604 lượt xem

Dòng vốn nước ngoài ồ ạt rời khỏi Trung Quốc

Trong những năm gần đây, phương Tây bắt đầu thay đổi căn bản chiến lược dài hạn đối với Trung Quốc đại lục.
14:25 - 26/04/2024
604 lượt xem