213
/
145589
NASA hé lộ lý do khiến toàn bộ 'hạm đội' vệ tinh Starlink bị đánh rớt
nasa-he-lo-ly-do-khien-toan-bo-ham-doi-ve-tinh-starlink-bi-danh-rot
news

NASA hé lộ lý do khiến toàn bộ 'hạm đội' vệ tinh Starlink bị đánh rớt

Thứ 3, 11/04/2023 | 16:26:00
3,223 lượt xem

Chỉ ít lâu sau khi phóng 49 vệ tinh Starlink, Tập đoàn SpaceX 'chết điếng' khi toàn bộ rơi khỏi quỹ đạo và bốc cháy. NASA mới đây đã tiết lộ lý do.

NASA hé lộ lý do khiến toàn bộ hạm đội vệ tinh Starlink bị đánh rớt - Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh Starlink - Ảnh: AP

"Cái chết" của 49 vệ tinh 

Vào ngày 3-2-2022, SpaceX đã phóng chùm 49 vệ tinh Starlink lên độ cao chỉ 210km trên bề mặt Trái đất.

Tuy nhiên, chúng không tồn tại lâu. Sau đó, tất cả đã bị thiêu cháy và rớt xuống đất. Việc mất vệ tinh Starlink khiến SpaceX thiệt hại hàng triệu USD.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm chuyến bay không gian Goddard của NASA và Đại học The Catholic of America đã xem xét kỹ nguyên nhân gây ra thảm họa này.

Phân tích của họ xác định một khối plasma từ Mặt trời đã tác động đến từ quyển của Trái đất. Khối plasma này di chuyển ra khỏi Mặt trời với tốc độ khoảng 690km/s dưới dạng một đám mây từ tính gây sốc.

Khi khối này di chuyển, các vệ tinh quay về phía Mặt trời, bao gồm cả Đài quan sát thiên văn STEREO-A, đã bị nó tấn công trực tiếp.

Theo giải thích của nhóm nghiên cứu, khi Mặt trời hoạt động, nó có thể gây ra một hiện tượng gọi là "thời tiết không gian". Lúc này, một vùng gọi là “tầng nhiệt” bị nóng lên. Điều này làm tăng mật độ của khí quyển ở tầng trên trong một khoảng thời gian ngắn và khiến nó phồng lên. 

Về cơ bản, bầu khí quyển dày hơn làm chậm mọi thứ di chuyển qua, và cũng làm mọi thứ nóng lên. 

Gặp phải lực cản của khí quyển, các vệ tinh Starlink bị rơi khỏi quỹ đạo và bốc cháy trên đường rơi xuống. 

SpaceX được nói là vẫn quyết định phóng vệ tinh bất chấp các chuyên gia thời tiết vũ trụ đã cảnh báo về tác động của một cơn bão địa từ.

Mối đe dọa từ Mặt trời

Mặt trời liên tục gửi các dòng hạt tích điện gọi là gió Mặt trời vào vũ trụ. Các luồng này khác nhau về mật độ, tốc độ và nhiệt độ.

Thỉnh thoảng Mặt trời cũng phun ra khối lượng plasma trong hiện tượng được gọi là "sự phóng đại khối vành nhật hoa". Đôi khi nó cũng phát ra các tia lửa Mặt trời.

Trong thời kỳ Mặt trời hoạt động mạnh hơn, những đám mây plasma có thể xuất hiện khá thường xuyên.

Nếu chúng tác động đến Trái đất, tùy mức độ, chúng sẽ tạo nên hiện tượng cực quang ngoạn mục, gây gián đoạn hoạt động của các vệ tinh thương mại hoặc gây mất điện trên mặt đất...

Hiện tại, hoạt động của Mặt trời đang tăng lên khi nó bước vào thời kỳ gọi là “cực đại của Mặt trời”. Điều này đồng nghĩa thông tin liên lạc và các vệ tinh khác đang gặp nguy hiểm. Các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế cũng vậy.

Không chỉ trong không gian, lưới điện, đường dây liên lạc và các công nghệ khác trên Trái đất cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Theo Gia Minh/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/nasa-he-lo-ly-do-khien-toan-bo-ham-doi-ve-tinh-starlink-bi-danh-rot-20230410215257138.htm

  • Từ khóa

iPhone 16 tiếp tục lộ diện

iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ được gia tăng kích thước màn hình lên lần lượt 6,3 inch và 6,9 inch. Trong khi đó, iPhone 16 và iPhone 16 Plus vẫn...
09:59 - 01/05/2024
485 lượt xem

10 cách "giải nhiệt" điện thoại trong thời tiết nóng bức

Việc làm mát điện thoại sẽ giúp trải nghiệm của người dùng được tốt hơn, đồng thời làm tăng tuổi thọ của máy.
11:12 - 30/04/2024
1,024 lượt xem

Bàn phím ảo gõ tiếng Trung Quốc tồn tại lỗ hổng nguy hiểm

Lỗ hổng mã hóa trong ứng dụng bàn phím gõ tiếng Trung đe dọa hàng tỉ người dùng.
20:11 - 29/04/2024
1,425 lượt xem

Giá iPhone 11 giảm sâu

iPhone 11 đang được chào bán với mức giá 8,9 triệu đồng cho phiên bản 64GB, thấp hơn 1 triệu đồng so với tháng trước. Đây cũng là mức giá thấp nhất của...
17:30 - 29/04/2024
1,472 lượt xem

Ransomware tấn công mạnh vào các doanh nghiệp ở Đông Nam Á

Trong năm 2023, ước tính Kaspersky đã ngăn chặn gần 300.000 cuộc tấn công ransomware (mã độc tống tiền) nhắm vào các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực...
09:49 - 29/04/2024
1,634 lượt xem