190
/
55425
Nước súc miệng: Diệt vi khuẩn có lợi và gây ra bệnh tiểu đường
nuoc-suc-mieng-diet-vi-khuan-co-loi-va-gay-ra-benh-tieu-duong
news

Nước súc miệng: Diệt vi khuẩn có lợi và gây ra bệnh tiểu đường

Thứ 6, 24/11/2017 | 07:32:42
829 lượt xem

Một nghiên cứu mới cho thấy súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn có thể giết chết các vi khuẩn hữu ích sống trong miệng có nhiệm vụ bảo vệ chống béo phì và tiểu đường.

Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại, nhưng cũng ảnh hưởng đến những vi khuẩn có lợi

Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại, nhưng cũng ảnh hưởng đến những vi khuẩn có lợi

Tuy mục đích của nước súc miệng là nhằm vào những vi khuẩn gây cao răng và hơi thở hôi, trên thực tế, nó lại tấn công bừa bãi vào cả những vi khuẩn có lợi.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard phát hiện ra rằng những người sử dụng nước súc miệng 2 lần một ngày dễ phát triển bệnh đái tháo đường hoặc tăng đường huyết nguy hiểm hơn khoảng 55% trong vòng ba năm.

Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ ở những nơi khác trong cơ thể, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy những cách làm có vẻ tích cực lại có thể có những hậu quả tiêu cực bất ngờ.

Kaumudi Joshipura, giản viên dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard, nói: "Hầu hết các thành phần kháng khuẩn trong nước súc miệng đều không có chọn 6lọc.

Nói cách khác, chúng không nhằm vào những vi khuẩn cụ thể trong miệng, mà hoạt động trên một phạm vi rộng".

Nghiên cứu xem xét 1.206 người thừa cân ở độ tuổi từ 40 đến 65 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trong thời gian nghiên cứu có khoảng 17% số người này phát triển bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, nhưng đã tăng đến 20% đối với những người sử dụng nước súc miệng mỗi ngày một lần, và 30% đối với những người sử dụng hai lần /ngày vào buổi sáng và buổi tối.

GS. Joshipura cho biết các vi khuẩn hữu ích trong miệng có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường và béo phì, bao gồm các vi khuẩn giúp cơ thể tạo ra o xít nitric, điều chỉnh mức insulin.

Oxit nitric cũng rất quan trọng để điều hòa sự trao đổi chất, cân bằng năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu.

Các loại nước súc miệng đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng sản phẩm thương mại đầu tiên được phát triển vào cuối thế kỷ 19, và đặt tên là Listerine, theo tên của Joseph Lister, một bác sĩ phẫu thuật người Anh. Ban đầu nó được sử dụng như là một chất sát trùng phẫu thuật, nhưng đến những năm 1920 nó đã được bán như một “phương thuốc” chữa hơi thở hôi, cũng như làm sạch sàn nhà và trị gàu.

Ngày nay nhiều loại nước súc miệng có chứa những đung dịch diệt khuẩn mạnh bao gồm chlorhexidine, triclosan, cetylpyridinium chlorid, cồn, tinh dầu, fluorid và peroxid.

Tuy nhiên, việc loại bỏ các vi khuẩn hữu ích cũng khiến cho vi khuẩn có hại có thể sinh sôi nảy nở, các nhà nghiên cứu cảnh báo, và khuyên rằng chỉ nên sử dụng nước súc miệng một lần mỗi ngày.

Hội Nha khoa Anh không liệt kê việc sử dụng nước súc miệng hàng ngày như một thành tố cần thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng đúng cách và cảnh báo rằng nước súc miệng không đảm bảo "loại bỏ các mảnh thức ăn và mảng bám khỏi răng".

Một nghiên cứu khác được công bố hồi đầu năm nay trên tạp chí Journal of Periodontal Research cho thấy một số vi khuẩn miệng có vẻ như bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường và béo phì.

Và một nghiên cứu khác từ năm 2013 cho thấy chỉ một tuần súc miệng có thể làm giảm 90% sản sinh nitrit trong miệng, làm giảm 1/4 nồng độ nitrit máu. Những thay đổi này dẫn đến huyết áp tăng rõ rệt.

Nghiên cứu kết luận: "Việc sử dụng thường xuyên bừa bãi các sản phẩm nước súc miệng kháng khuẩn có thể lợi bất cập hại, và điều này được ủng hộ bởi những phát hiện từ nghiên cứu mới này.

"Việc sử dụng nước súc miệng cũng có thể có tác động bất lợi đối với việc kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng có thể xảy ra, vì một số biến chứng này có chung cơ chế qua trung gian NO với huyết áp và bệnh tiểu đường".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nitric Oxide.

Cẩm Tú/Dân trí 

Theo Telegraph

  • Từ khóa

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
0 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
412 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
443 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
455 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
552 lượt xem