205
/
150672
Tinh giản để nâng cao hiệu quả công vụ
tinh-gian-de-nang-cao-hieu-qua-cong-vu
news

Tinh giản để nâng cao hiệu quả công vụ

Thứ 5, 20/07/2023 | 10:05:00
2,181 lượt xem

Việc tinh giản biên chế cần gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm

Từ ngày 20-7, Nghị định 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế chính thức có hiệu lực. Nghị định quy định về đối tượng, nguyên tắc, chính sách và trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã.

Ba nhóm đối tượng tinh giản biên chế

Nghị định 29 quy định 3 nhóm đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế. Nhóm thứ nhất là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp như: Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ; dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền…

Nhóm thứ hai là những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Nhóm thứ ba là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

Nghị định 29 cũng quy định cụ thể về nguyên tắc tinh giản biên chế. Các chế độ, chính sách quy định tại nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31-12-2030.

Theo ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Nghị định 29 đã phân cấp triệt để giao trách nhiệm cho người đứng đầu các bộ ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc xem xét, phê duyệt và quyết định thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hằng năm, lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện giải quyết tinh giản biên chế và chi trả chính sách cho từng đối tượng; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng chính sách tinh giản biên chế.

Tinh giản để nâng cao hiệu quả công vụ - Ảnh 2.

Cán bộ phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP HCM) giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Cần bảo đảm chế độ, chính sách

Ngay sau khi Nghị định 29 được ban hành, nhiều địa phương đã chủ động triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện, bảo đảm nhiệm vụ về tinh giản biên chế. Tại Nghệ An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh đã ký văn bản yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hằng năm. Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện giải quyết tinh giản biên chế và chi trả chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng chính sách tinh giản biên chế. UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính thẩm định danh sách đối tượng và dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế của các cơ quan, đơn vị trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng việc gắn trách nhiệm người đứng đầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị để nâng cao tính hiệu quả trong việc thực hiện các quy định về tinh giản biên chế là rất phù hợp và sẽ đi vào thực chất hơn. Theo luật sư Bùi Đình Ứng, việc tinh giản biên chế thời gian qua tuy đạt về chỉ tiêu số lượng nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đánh giá Nghị định 29 sẽ tạo cơ sở quan trọng cho việc thực hiện tinh giản biên chế thời gian tới, tháo gỡ các vướng mắc trên thực tế, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng các bộ ngành, địa phương cần quán triệt sâu sắc các nội dung trong nghị định và ban hành kế hoạch hành động cụ thể cho từng năm, trong giai đoạn 2023 - 2030.

Theo ĐBQH Trần Văn Khải, để việc tinh giản biên chế có hiệu quả, cần gắn công tác này với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. ĐBQH Trần Văn Khải cho rằng các cơ quan phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để có sự rà soát kỹ lưỡng về số lượng biên chế tinh giản đối chiếu theo Nghị định 29. 

PGS-TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:

Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện đề án vị trí việc làm

Việc giải quyết tâm tư, nguyện vọng, chế độ của những người nằm ở diện tinh giản là rất quan trọng, tạo được sự đồng thuận thì công tác này sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy, để giải quyết được chế độ chính sách hợp lý, các bộ ngành, địa phương cần rà soát kỹ lưỡng các đối tượng, sau đó lập danh sách để cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó bố trí nguồn kinh phí đúng quy định về giải quyết chế độ. Ngoài ra, đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước để làm cơ sở đánh giá tình hình, sắp xếp nhân lực, làm căn cứ cho việc tinh giản biên chế.

Đại biểu Quốc hội TRẦN VĂN KHẢI (đoàn Hà Nam):

Đổi mới tổ chức bộ máy

Việc tinh giản biên chế bảo đảm mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ. Do đó, việc tinh giản biên chế cần đi vào thực chất, thay vì tập trung vào số lượng. Đi đôi với đó, cần cải cách chính sách tiền lương, đổi mới tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Bên cạnh đó, gắn kỷ cương, kỷ luật hành chính với thực hiện tinh giản biên chế, áp dụng các biện pháp xử lý đối với việc thực hiện không nghiêm chủ trương của Đảng và quy định của nhà nước về tinh giản biên chế.



Các địa phương triển khai tinh giản biên chế

UBND TP Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch về việc quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước của thành phố giai đoạn 2022-2026. Mục tiêu là các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tinh giản 5% biên chế công chức và 10% số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn nêu trên sẽ tinh giản 2.272 biên chế, gồm: 93 biên chế công chức, 2.073 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 106 biên chế cán bộ, công chức cấp xã.

UBND TP Cần Thơ yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc tinh giản biên chế và sử dụng biên chế; xác định cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và bố trí người làm việc theo vị trí việc làm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và yêu cầu thực tế của từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, số hóa một số nội dung trong thực hiện nhiệm vụ, công tác chỉ đạo chuyên môn để giảm đầu mối và số lượng người làm việc…

Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho biết việc tinh giản biên chế trên địa bàn vẫn đang thực hiện bình thường theo các quy định. Trước đây, thành phố thực hiện tinh giản theo Nghị định 108. Giai đoạn 2016-2021, hệ thống chính trị các cấp tinh giản được 3.897 biên chế và người hưởng lương ngân sách; công chức giảm 10,04%, viên chức giảm 11,7%, vượt mục tiêu Nghị quyết 39-NQ/TW đề ra (là 10%). Nay Nghị định 29 có hiệu lực, thành phố sẽ thực hiện tinh giản đối với những đối tượng bổ sung nằm trong quy định.

C.Linh - B.Vân


Theo Minh Chiến/ NLĐ

https://nld.com.vn/thoi-su/tinh-gian-de-nang-cao-hieu-qua-cong-vu-202307192210374.htm

  • Từ khóa

Việt Nam lên tiếng trước phát biểu của phía Campuchia về Funan Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo cùng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo...
08:16 - 06/05/2024
1 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tây Ninh hội tụ thiên thời, địa lợi, nhân hòa!

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Tây Ninh có tốc độ phát triển nhanh, khí hậu ôn hòa, dư địa đất đai, văn hoá phong phú, người dân nơi đây cần cù, sáng...
19:19 - 05/05/2024
334 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông

Ngày 5/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông - Bộ Công an.
16:00 - 05/05/2024
416 lượt xem

Bộ trưởng Quân đội Pháp đến Việt Nam: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu có ý nghĩa rất quan trọng, mang tinh thần “khép lại quá khứ,...
15:01 - 05/05/2024
446 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị điều phối vùng Đông Nam bộ

Sáng 5.5, tại Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3, nhằm triển khai thực hiện...
14:28 - 05/05/2024
424 lượt xem