205
/
149671
Thành tựu trong công tác xoá đói giảm nghèo
thanh-tuu-trong-cong-tac-xoa-doi-giam-ngheo
news

Thành tựu trong công tác xoá đói giảm nghèo

Thứ 6, 30/06/2023 | 13:13:00
2,079 lượt xem

Từ 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015, bình quân giảm 2%/năm.

Đến năm nay, chúng ta đã đi được nửa chặng đường giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025. (Ảnh minh hoạ) 

Chính sách giảm nghèo đóng vai trò vô cùng quan trọng, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Quốc hội bằng Nghị quyết số 24 năm 2021 đã phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”.

Sau đó, bằng Quyết định số 90/QĐ-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt thực hiện Chương trình này. Tính đến năm nay, chúng ta đã đi được nửa chặng đường giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025.

Nhờ đó, sự nghiệp giảm nghèo nói chung đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, được quốc tế ghi nhận.

Đây cũng là một điểm sáng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, tạo ra sự thay đổi, diện mạo của vùng nông thôn.

Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, bình quân giảm 2%/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo đã giảm từ 58,33% cuối năm 2010 xuống 50,97% cuối năm 2011 (giảm 7,36%), 43,89% cuối năm 2012 (giảm 7,08%), 38,2% cuối năm 2013 (giảm 5,69%), 32,59% cuối năm 2014 (5,61%) và còn 28% cuối năm 2015 (giảm 4,59%); bình quân giảm trên 6%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi tăng gấp 2,5 lần) đạt mục tiêu đề ra.

Sự nghiệp giảm nghèo nói chung đã đạt được nhiều thành tựu, được quốc tế ghi nhận. (Ảnh minh hoạ) 

Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ nghèo cả nước giảm từ 9,88 (2015) xuống còn 5,23% (2018). Bình quân mỗi năm giảm 1,55% đạt và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tỷ lệ nghèo các huyện nghèo giảm bình quân 5,5%/năm, vượt mục tiêu (giảm 4%). Các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 3 - 4% trở lên mỗi năm, đạt mục tiêu.

Với Quyết định số 90/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã nêu lên các mục tiêu giảm nghèo được Quốc hội phê duyệt, đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện các dự án, tiểu dự án… nhằm đạt các mục tiêu trên.

Quyết định cũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện dựa trên nguồn vốn đã được Quốc hội phân bổ theo Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 cũng như vốn ngân sách Trung ương các năm 2021, 2022 và 2023.

Hiện Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia đã được thành lập để chỉ đạo chung cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ, thống nhất từ trung ương tới các địa phương.

“Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo”.

(Trích một trong các chỉ tiêu của Quyết định số 90/QĐ-TTg)


Nhờ đó, công tác thông tin tuyên truyền, truyền thông về Chương trình được quan tâm nhiều hơn, việc đổi mới phương thức thực hiện đã tạo nên hiệu ứng tốt về giảm nghèo trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra, công tác giám sát đánh giá giảm nghèo qua các dự án, tiểu dự án đã được chú trọng, tăng cường để đạt hiệu quả cao nhất.

Vì thế, trong nửa chặng đường thực hiện Chương trình đã góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo mà Nghị quyết 24 đã đề ra.

Theo lãnh đạo Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), người dân đã có ý thức nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo sinh kế, tạo thu nhập phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương.

Tính đến hết tháng 3 năm nay, cả nước đã có 8 địa phương ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia.

Đó là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và Quảng Ninh.

Theo Vân Huyền/ GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/thanh-tuu-trong-cong-tac-xoa-doi-giam-ngheo-post644995.html

  • Từ khóa

Cựu binh Pháp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau 70 năm

3 cựu binh Pháp từng tham chiến tại Điện Biên Phủ, sau 70 năm đã quay trở lại thăm chiến trường năm xưa và rất ấn tượng với sự đón tiếp của người dân Điện...
10:45 - 06/05/2024
18 lượt xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính...
10:18 - 06/05/2024
28 lượt xem

Giảm thuế GTGT để kích cầu tiêu dùng

Nếu tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng, thu ngân sách sẽ giảm hơn 47.000 tỉ đồng nhưng bù lại sẽ giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, kích cầu...
09:24 - 06/05/2024
53 lượt xem

Việt Nam lên tiếng trước phát biểu của phía Campuchia về Funan Techo

Việt Nam mong Campuchia tiếp tục chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo cùng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo...
08:16 - 06/05/2024
83 lượt xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tây Ninh hội tụ thiên thời, địa lợi, nhân hòa!

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Tây Ninh có tốc độ phát triển nhanh, khí hậu ôn hòa, dư địa đất đai, văn hoá phong phú, người dân nơi đây cần cù, sáng...
19:19 - 05/05/2024
404 lượt xem