205
/
131474
Tuyên dương hơn 500 người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022
tuyen-duong-hon-500-nguoi-co-cong-tieu-bieu-toan-quoc-nam-2022
news

Tuyên dương hơn 500 người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022

Chủ nhật, 24/07/2022 | 10:13:55
3,050 lượt xem

Sáng 24/7, hơn 500 người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022 quy tụ tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, cùng gặp mặt, dự hội nghị với lãnh đạo Đảng, nhà nước.

Tinh thần của những người lính trong thời bình tiếp tục thể nghiệm trong cuộc chiến với Covid-19

Phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm, tuyên dương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại con số hàng triệu người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống, đổ xương máu trong suốt lịch sử “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa” của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến cứu nước.

Ông gửi lời chào mừng, tri ân tới 450 đại biểu người có công tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu người có công với cách mạng cả nước tham dự lễ tưởng niệm, tuyên dương năm nay.

chu tich nuoc 1.jpg

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng tới dự chương trình (ảnh: Mạnh Quân).

Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ diễn ra trong bối cảnh “cơn bão” Covid-19 cũng đang để lại những di chứng nặng nề với đời sống xã hội. Cả nước đã một lần nữa đồng lòng, đoàn kết cùng tiến hành cuộc đấu tranh, chiến đấu với dịch bệnh.

Qua cuộc chiến này, nhiều tấm gương quân dân đã bật lên, về tinh thần của những người lính trong thời bình, trong đó có những gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công. Đó là những tấm gương vượt lên thương tật, tiếp tục nỗ lực đóng góp để cùng phát triển, xây dựng đất nước.

Người lính pháo binh 10 phút bắn hạ 2 máy bay B52

Trung ướng Nguyễn Văn Phiệt - nguyên Phó ư lệnh về chính trị Quân chủng Phòng không không quân, người đã có rất nhiều chiến công trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 kể lại những tháng ngày rèn luyện, tìm ra cách đánh máy bay Mỹ năm xưa. 

Bộ đội tên lửa trong đợt đầu tiên, ngày 18/12/1972, đã bắn rơi 3 B52 của Mỹ. 

Ngày 21/12/1972, đơn vị chỉ còn 3 quả đạn trong khi máy bay địch vào rất nhiều tốp, có đến hơn 10 tốp. Phát hiện được một dải nhiễu có B52, các pháo thủ phải xác được đâu là máy bay B52, mỗi tốp chỉ được phóng một quả đạn trong khi theo lý thuyết huấn luyện là phải phóng 2-3 quả. 

Quả đạn đầu tiên không bay, quả thứ hai, ông Phiệt đã thành công, bắn hạ được chiếc B52 đó. Việc bắt nhiễu để xác định B52, theo ông chính là yếu tố quyết định.

“Đang làm công tác chuẩn bị để báo cáo thì bên trên giao tiếp tốp sau. Làm lại các động tác rồi  xác định được máy bay tiếp theo. Còn 1 quả đạn, đánh tiếp thì vào cự ly 24km thì đạn nổ diệt được máy bay này, máy bay nay rơi tại chỗ. 2 quả cách nhau 10 phút. Bên trên công nhận đơn vị bắn rơi máy bay 10 phút bằng 2 quả đạn. Đây là trận tiết kiệm, thời gian bắn nhanh và hiệu quả” – tướng Phiệt kể.

Hai chiếc B52 đã bị bắn hạ liên tiếp, chỉ cách nhau 10 phút, với 2 quả đạn duy nhất. Đây là "kỷ lục" của pháo binh Việt Nam trên trận địa. 

dai bieu 4.jpg

Các đại biểu người có công sống lại ký ức một thời đạn bom, một thời sinh tử đã trải qua (ảnh: Mạnh Quân).

dai bieu 3.jpg

dai bieu 2.jpg

Các đại biểu người có công sống lại ký ức một thời đạn bom, một thời sinh tử đã trải qua (ảnh: Mạnh Quân).

Cô Nguyễn Thị Hà Ẩn - người hoạt động cách mạng bị tù đày, hiện là GĐ công ty TNHH Thương mại- sản xuất Hà Ẩn hoạt động trong lĩnh vực phân bón và vận tải hàng hoá thì kể lại những ám ảnh của chiến tranh, những hậu quả với sức khỏe phải gánh chịu cho đến tận bây giờ. Vượt qua những suy giảm về sức khỏe, đối mặt với những vết thương tái phát, những trận động kinh khủng khiếp, cô Ẩn nỗ lực tổ chức kinh doanh, làm kinh tế, mục tiêu là để có nguồn lực cùng đóng góp chăm sóc người có công, lo cho cộng đồng.

Cũng nói về nỗ lực hoạt động kinh doanh, làm thiện nguyện từ sau khi nghỉ hưu cho tới giờ, tướng Phiệt kể, khi về hưu, thăm một số bạn bè thấy, ông thấy con em họ rất khổ. Có nhà 2 đứa con chịu di chứng chất độc hóa học, cứ nằm lăn ra, cần bố mẹ chăm sóc toàn diện.

Vậy nên ông nghĩ làm trung tâm để nuôi dạy các cháu, góp gió thành bão. Số sỹ quan quân đội về nghỉ hưu bàn nhau thông nhất báo cáo Hội chữ thập đỏ thì được các cấp lãnh đạo ủng hộ,  quyết định cho thành lập trung tâm Hồng Đức. Trung tâm hoạt động từ năm 2005 cho đến nay, chủ yếu dạy 3 nghề (mộc, thêu, may) nhưng chỉ phát huy được nghề may. Hiện đã có hơn 200 cháu học nghề xong. ra trường, về tự làm; quá trình hoạt động, trung tâm nhận được sự giúp đỡ từ công ty may của Quân chủng Phòng không Không quân.

“Làm kinh doanh thì tôi không tính đến. Tuy nhiên, mong các Sở, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cố gắng tạo tinh thần cho các cháu vui vẻ, giúp đỡ được vật chất thì càng quý” – tướng Phiệt nêu quan điểm.

 "Ký ức đau đớn những năm tháng tù đày cũng là ký ức thiêng liêng với ông nội"

dai uy 1.jpg

Nữ Đại úy của công an Hà Nội có ông nội là một cán bộ lão thành cách mạng, từng bị địch giam cầm, tù đày (ảnh: Mạnh Quân).

Chia sẻ tại buổi lễ tưởng niệm, Đại úy Hoàng Mạnh Mai Hương, đại diện thế hệ trẻ đến từ Công an Hà Nội bày tỏ sự xúc động, tự hào được tham dự chương trình, gửi lời tri ân tới các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các bác, cô chú thương bệnh binh, thế hệ cha anh.

Tự hào về truyền thống cách mạng hào hùng của Việt Nam, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã lên đường ra chiến trường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Hình ảnh từ những thước phim lịch sử, từ gương mặt những người mẹ Việt Nam anh hùng đã dâng hiến chồng, con cho tổ quốc, từ những nghĩa trang liệt sĩ… là lời nhắc nhớ, là động lực phấn đấu cho thế hệ trẻ.

Gia đình Hương có ông nội là lão thành cách mạng, một chiến sĩ từng bị địch giam giữ, tù đày. Đó là những ký ức đau đớn với ông nhưng cũng là những ngày tháng ý nghĩa, thiêng liêng về tình đồng đội, về lý tưởng tự do, độc lập dân tộc với ông. Cô đã lớn lên cùng với những ký ức “thời hoa đỏ” như thế.

Cô ý thức rõ nhiệm vụ của thanh niên không chỉ là phấn đấu xây dựng đất nước phồn vinh mà còn là cùng chăm lo, đền đáp người có công với cách mạng. Tuổi trẻ cả nước tháng 7 linh thiêng này cùng hướng về các nghĩa trang liệt sĩ trên khắp cả nước, cùng thắp nến tưởng niệm, chăm sóc các thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công dưỡng tâm trong, nuôi chí lớn để cùng chung tay xây dựng, bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.

 75 năm, công tác chăm sóc người có công đạt nhiều kết quả

Tham dự lễ tưởng niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm UB Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung. 

mac niem 1.jpg

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 500 đại biểu tham dự lễ kỷ niệm dành một phút mặc niệm các anh hùng liệt sĩ (ảnh: Mạnh Quân).

mac niem 2.jpg

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 500 đại biểu tham dự lễ kỷ niệm dành một phút mặc niệm các anh hùng liệt sĩ (ảnh: Mạnh Quân).

Đọc diễn văn tưởng niệm, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhắc lại Chỉ thị từ năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc chọn một ngày trong năm làm ngày tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng. Từ đó, ngày 27/7 được chọn là ngày Thương binh – Liệt sĩ.

75 năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước triển khai, đạt được nhiều kết quả quan trọng

bo truong 2.jpg

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trình bày diễn văn kỷ niệm (ảnh: Mạnh Quân).

Đến nay toàn quốc đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công. Đặc biệt, đến nay toàn quốc đã rà soát, xem xét trên 7.000 hồ sơ tồn đọng trong cả nước, trình Chính phủ công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trên 2.400 liệt sĩ, 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

"Đến nay, chỉ tiêu hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư nơi trú đạt 98,6%. Bản thân người có công với ý chí tự lực, tự cường đã vượt lên thương tật, khó khăn, hòa mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, nêu những tấm gương sáng trong học tập, lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu…", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

me VN anh hung 1.jpg

Mẹ Việt Nam anh hùng cao tuổi nhất tham dự chương trình là mẹ Nguyễn Thị Điểm, năm nay đã tròn 107 tuổi (ảnh: Mạnh Quân).

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, 450 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu năm nay được lựa chọn từ cơ sở, là những điển hình trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, là những người cả cuộc đời đi tìm hài cốt đồng đội hay gắn bó với anh linh các liệt sĩ; họ là những người mẹ, người vợ, người con trung hậu đảm đang; là những cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học và những thương binh, bệnh binh tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học giỏi, những doanh nhân thành đạt, hình mẫu trong cuộc sống đời thường,… những người không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà còn là các chiến sĩ tiên phong chống lại đói nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng đất nước.

Đặc biệt, trong số các đại biểu tham dự buổi gặp mặt có 41 đại biểu là người dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Ba Na, Pa Kô, Cơ Tu, Cor, Giẻ-Triêng, H’rê, Khmer, Raglai.

“Hôm nay, chúng ta vui mừng được chào đón 3 đại biểu là lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 14 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, vui mừng được chào đón 8 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trên 300 thương binh, bệnh binh, 73 thân nhân liệt sĩ và các đại biểu người có công với cách mạng khác.

Chúng ta cũng rất trân trọng và cảm phục khi được tiếp đón mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Điểm, là đại biểu cao tuổi nhất, năm nay mẹ đã tròn 107 tuổi; bên cạnh đó có 5 đại biểu tham dự đến nay đã trên 90 tuổi.

Hội nghị vô cùng xúc động được đón tiếp Mẹ Việt Nam Anh hùng Kiều Thị Nông, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. là thương binh 4/4 (thương tật 35%), là người đã lần lượt mất đi người chồng, người con của mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc, cả cuộc đời mẹ đã cống hiến cho cách mạng, ngay cả khi nước nhà thống nhất, mẹ cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội với nhiều cương vị khác nhau, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Hội nghị vô cùng cảm phục và ngưỡng mộ những thành tích trong chiến đấu của Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, sinh năm 1938, là thương binh thương tật 47%, hiện cư trú tại thành phố Hà Nội. Nhập ngũ năm 1960, trong thời kỳ kháng chiến, ông đã tham gia bắn rơi 19 máy bay các loại. Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm ông đã chỉ huy bắn rơi 4 máy bay B52 của Mỹ làm quân địch khiếp sợ. Khi về hưu ông là người sáng lập và duy trì Trung tâm nhân đạo Hồng Đức cho trẻ em và những người kém may mắn. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân vào tháng 9/1973.

Hội nghị cũng vui mừng được đón tiếp và gặp mặt đại biểu Byan, sinh năm 1931, người dân tộc Ba Na, là người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến đã nhiều lần bị địch bắt tù đày, giam cầm và tra tẫn dã man tại các nhà tù khác nhau như Pleiku, Phú Quốc nhưng ông vẫn một lòng kiên trung với sự nghiệp cách mạng. Mang nặng những di chứng do chiến tranh để lại, nhưng ngày nay, ông vẫn tham gia tích cực vào các hoạt động tại địa phương, được nhân dân trong thôn làng suy tôn là già làng uy tín.

Đại biểu Ngô Thị Cẩm Tiên, sinh năm 1943, tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm trong nội thành Sài Gòn, Chợ Lớn và bị địch bắt giam nhiều lần và hãm hại bằng rất nhiều hình thức tra tấn đau đớn tột cùng như dùi cui, quay điện, tra nước rải vôi bột…làm bà mất đi thiên chức làm mẹ. Giữ vững phẩm chất người chiến sĩ cách mạng kiên trung, đến nay dù tuổi cao, Bà vẫn tích cực tham gia các hoạt động, có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội.

Một tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống đó là thương binh Vũ Gia Nhưng, người thương binh đã khắc phục khó khăn để làm kinh tế giỏi, doanh nghiệp do ông thành lập và điều hành tại tỉnh Phú Thọ giải quyết việc làm thường xuyên cho 40-50 lao động với mức thu nhập cao, nộp ngân sách Nhà nước mỗi năm từ 2 - 3 tỷ đồng. Đồng thời ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm công tác từ thiện như đóng góp xây nhà tình nghĩa, nghĩa tình đồng đội, giúp đỡ người nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng...", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung xúc động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung vui mừng với những thành tựu to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong công tác chăm sóc người có công; xúc động và cảm phục với những tấm gương tiêu biểu của hàng triệu người có công với cách mạng, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực này như đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn: "Các cơ quan, đơn vị, cũng như mỗi cá nhân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực với ý thức trách nhiệm cao hãy chủ động, sáng tạo triển khai nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa, coi đó là bổn phận, trách nhiệm và cũng là tình cảm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta".

Thay mặt Ban Tổ chức và ngành lao động, thương binh và xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trân trọng gửi lời cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cấp ủy, chính quyền và nhân dân cả nước đã luôn dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt tới công tác người có công với cách mạng, xin gửi tới các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công, thân nhân người có công với cách mạng.

Ôn lại ký ức hào hùng về những năm tháng không thể quên

Từ sớm, hơn 500 đại biểu tham dự lễ tưởng niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, dự hội nghị gặp mặt, tôn vinh người có công tiêu biểu năm 2022 đã có mặt tại Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô, chuẩn bị cho buổi lễ. 

Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng sớm có mặt tại hội trường. 

dinh tien dung.jpg

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đến hội trường (ảnh: Mạnh Quân).

tuong niem 2.jpg

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cùng Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung có mặt tại hội trường từ sớm (ảnh: Mạnh Quân).

tran thanh man 1.jpg

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà chào đón Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự lễ kỷ niệm (ảnh: Mạnh Quân).

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà chào đón Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự lễ kỷ niệm (ảnh: Mạnh Quân).

75 năm đã qua, lễ tưởng niệm hôm nay một lần nữa thể hiện tình cảm, sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

tuong niem 1.jpg

Đã 75 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động hoạt động "giúp đỡ thương binh", "đón thương binh về làng", ấn định 27/7 hàng năm là ngày Thương binh - Liệt sĩ (ảnh: Mạnh Quân).

Đây là dịp để hơn 500 đại biểu người có công với cách mạng gặp lại các đồng đội, đồng chí của mình, cùng nhau ôn lại những ký ức hào hùng của những năm tháng không thể quên, chia sẻ những câu chuyện, niềm vui trong cuộc sống đời thường.

Chương trình cũng là cơ hội để thế hệ trẻ được gặp gỡ, tri ân đại diện người có công tiêu biểu - những cá nhân và gia đình có đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc đã trở thành tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ mai sau đời đời ghi nhớ, tri ân, học tập và noi theo.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022.

 

Chương trình diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

 

Cuộc gặp mặt dự kiến quy tụ hơn 500 gương mặt người có công tiêu biểu trên toàn quốc, trong đó có 75 đại biểu dự gặp mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước; 450 đại biểu là người có công; 12 đại biểu là thân nhân liệt sĩ nhận kết quả giám định ADN.

 Tuyên dương hơn 500 người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022 - 1

Các đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc có mặt tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (Ảnh: Sơn Nguyễn).

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH 75 năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước triển khai, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đến nay toàn quốc đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công. Đặc biệt, đến nay toàn quốc đã rà soát, xem xét trên 7.000 hồ sơ tồn đọng trong cả nước, trình Chính phủ công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trên 2.400 liệt sĩ, 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

"Trong các liệt sĩ được xác nhận phần lớn là sau khi đất nước đã hòa bình được gần 50 năm, nhiều trường hợp đã hy sinh 70 - 80 năm về trước, cá biệt có trường hợp đã hy sinh cách đây trên 90 năm...

Đến nay, chỉ tiêu hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư nơi trú đạt 98,6%. 

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/an-sinh/tuyen-duong-hon-500-nguoi-co-cong-tieu-bieu-toan-quoc-nam-2022-20220723205719620.htm

  • Từ khóa

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm vào ngày nghỉ lễ

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc...
11:47 - 29/04/2024
267 lượt xem

Thủ tướng cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và một đoạn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (từ Diễn Châu đến quốc lộ 46B) chính thức khánh thành, giúp người dân từ TPHCM và Hà...
19:08 - 28/04/2024
722 lượt xem

Thêm nhiều điểm cháy trên núi Cô Tô, 300 người được huy động dập lửa

Các đám cháy nhỏ trên núi Cô Tô sáng 28/4 là "tàn dư" của đám cháy lớn ngày 26/4. Do nắng nóng, gió lớn cộng thêm địa hình núi có nhiều hốc đá ủ khói nên...
10:29 - 28/04/2024
967 lượt xem

Nghệ thuật phân tán địch trên chiến trường Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có nghệ thuật phân tán địch trên các chiến...
09:16 - 28/04/2024
982 lượt xem

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương khóa XIII, Chủ tịch Quốc...
15:22 - 27/04/2024
1,517 lượt xem