205
/
119578
Đại biểu tranh luận với Bộ trưởng Y tế về 'loạn' giá xét nghiệm Covid-19
dai-bieu-tranh-luan-voi-bo-truong-y-te-ve-loan-gia-xet-nghiem-covid-19
news

Đại biểu tranh luận với Bộ trưởng Y tế về 'loạn' giá xét nghiệm Covid-19

Thứ 4, 10/11/2021 | 10:10:47
1,960 lượt xem

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, giá xét nghiệm Covid-19 có chênh lệch nhưng Bộ Y tế không quản lý giá là một thiếu sót và đây là thiệt thòi đối với người dân.

Kit test chủ yếu dùng hàng tài trợ

Đại biểu tranh luận với Bộ trưởng Y tế về 'loạn' giá xét nghiệm Covid-19 - ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. GIA HÂN

Sáng 10.11, là người đầu tiên ngồi "ghế nóng" chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận được nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề loạn giá xét nghiệm Covid-19.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị Bộ trưởng Long cho biết, liệu có lợi ích nhóm trong nhập kit xét nghiệm hay không và trách nhiệm của bộ trưởng trong việc để giá trôi nổi như vậy.

Cho rằng, đây là vấn đề mà dư luận quan tâm, ông Long xin phép dành thời gian dài hơn cho câu hỏi này.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán, trước đây không thuộc mặt hàng quản lý theo luật Giá. Giá cả cũng khác nhau giữa các hãng, các nước sản xuất cũng khác nhau; đồng thời, giá thay đổi khi cung cầu có thay đổi.

"Ta nhớ lại, hồi đầu dịch, khi đó giá khẩu trang cũng tương tự như vậy, rồi giá găng tay, máy thở nhiều khi khan hiếm nên đẩy giá lên cao. Tất cả quốc gia đều có tình trạng tranh mua ở thời kỳ đầu", ông Long nói.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian qua, cũng có nhiều doanh nghiệp tham gia nên hạ giá mặt hàng này.

Người đứng đầu ngành Y tế cũng cho biết, Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp quyết liệt để hạ giá thành xét nghiệm Covid-19, từ việc minh bạch cho cung ứng vật tư, thiết bị; tăng nguồn cung cho thị trường; liên tục cấp phép để tăng nguồn cung; điều chỉnh chiến lược xét nghiệm...

Bên cạnh đó, ông Long cho biết, lượng kit test hiện nay sử dụng phần lớn là từ hỗ trợ, tài trợ từ các nước.

"Theo Bộ Y tế nắm được đã vận động trên 50 triệu test. Riêng TP.HCM ngoài phần T.Ư phân bổ, được doanh nghiệp cộng đồng hỗ trợ 14,4 triệu test. Cơ bản chúng ta sử dụng test của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ. Các địa phương có tiến hành đấu thầu nhưng không nhiều", ông Long nêu.

Bộ trưởng Long cho biết, trước 1.7, test nhanh không nhiều, sau 1.7 chúng tôi tiên lượng test nhanh nhiều hơn, nên Bộ Y tế yêu cầu đơn vị thuộc bộ, địa phương thực hiện theo phương thức thực thanh, thực chi, tức là trong trường hợp người dân tự nguyện xét nghiệm thu phí chỉ được thu theo đúng giá đầu vào.

Theo ông Long, đây là nguyên nhân có hiện tượng chênh lệch giữa các đơn vị công và tư nhân thời gian qua.

"Có một số đơn vị do quá bận về công tác phòng chống dịch, cho nên đến tháng 9 này khi yêu cầu thực hiện đúng yêu cầu của bộ, thực thanh, thực chi, giá test chỉ được thu theo đúng giá đầu vào - đầu thầu. Đơn vị nhận lỗi là do mải mê quá nên không thực hiện được. Chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương nghiêm khắc nhắc nhở, chấn chỉnh những việc thu như thế này", ông Long nhấn mạnh.

Bộ Y tế không quản lý là thiếu sót

Chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đại biểu Phạm Văn Hòa tranh luận: Dư luận và truyền thông nói rất nhiều về chuyện Bộ Y tế buông lỏng giá xét nghiệm. Bộ không quản lý giá nên mỗi nơi mỗi kiểu, mỗi địa phương có giá khác nhau.

Theo đại biểu Hòa, giá xét nghiệm có chênh lệch nhưng Bộ Y tế không quản lý giá là một thiếu sót.

"Người dân rất phàn nàn chuyện này, trong 1 quận giá xét nghiệm đã khác nhau, quản lý nhà nước thế rất khó", đại biểu Hòa nói và cho rằng, phải thận trọng, quản lý giám sát vấn đề này.

"Giá xét nghiệm của tư nhân thì có quản lý được không, hay muốn làm sao thì làm. Tôi test ở sân bay Tân Sơn Nhất giá 440.000 đồng/lần. Đó chỉ là test ở ngoài vỉa hè của sân bay mà giá gấp biết bao nhiêu lần. Như thế người dân rất thiệt thòi. Cần phải kiểm tra chặt và xử lý nghiêm đơn vị nào không thực hiện đúng quy định", đại biểu Hòa gay gắt.

Giải trình thêm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, đối với xét nghiệm, đặc biệt giá sinh phẩm không thuộc mặt hàng quản lý của luật Giá. Đối với tư nhân không áp dụng quản lý giá, giá do đơn vị tự chịu trách nhiệm phải niêm yết, phải công khai.

Ông Long nói sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để đưa ra tăng cường kiểm tra giá đơn vị tư nhân.

"Bộ Y tế đã nhận ra trách nhiệm nên đưa sinh phẩm xét nghiệm vào mặt hàng quản lý giá. Tới đây, giá xét nghiệm từng bước được điều chỉnh làm sao cố gắng hạ được giá xét nghiệm", Bộ trưởng Long nói.

Theo Lê Hiệp/Thanh niên

https://thanhnien.vn/dai-bieu-tranh-luan-voi-bo-truong-y-te-ve-loan-gia-xet-nghiem-covid-19-post1399764.html

  • Từ khóa

Nổ bình hơi ở xưởng sản xuất gỗ, 6 người tử vong ở Đồng Nai

Một tiếng nổ lớn nghi do nổ bình hơi tại công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong, 7 người bị thương nặng.
11:09 - 01/05/2024
16 lượt xem

Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 7, xem xét công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 7 Quốc hội khóa XV. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân...
11:06 - 01/05/2024
21 lượt xem

Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý báu về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nơi lưu giữ những tư liệu, hình ảnh chân thực, sống động về chiến thắng "lừng lẫy năm châu chấn động địa...
08:48 - 01/05/2024
79 lượt xem

Bộ Nội vụ nêu nhiệm vụ triển khai hiệu quả cải cách tiền lương mới từ 1-7

Theo Bộ Nội vụ, các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế cần có chính sách hỗ trợ phù hợp, ngoài chính sách chế độ tiền lương chung của cán bộ.
21:05 - 30/04/2024
344 lượt xem

Lễ thượng cờ "Thống nhất non sông" bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Trong không khí trang nghiêm của ngày 30/4 lịch sử, lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca"...
12:00 - 30/04/2024
576 lượt xem