190
/
75574
Thói quen trùm kín ra đường có thể gây loãng xương
thoi-quen-trum-kin-ra-duong-co-the-gay-loang-xuong
news

Thói quen trùm kín ra đường có thể gây loãng xương

Thứ 5, 27/06/2019 | 08:41:47
1,293 lượt xem

Che chắn quá kỹ khiến da không được tiếp xúc với ánh nắng dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất, gây loãng xương.

Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết thói quen che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài khiến da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến cơ thể bị thiếu vitamin D trầm trọng. Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương, dẫn đến loãng xương.

Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của giáo sư Edward Gorham, Đại học California, Mỹ, khi độ dài của bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao là thời điểm thích hợp nên phơi nắng. Thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở Việt Nam trong khoảng 9 đến 10h sáng hoặc từ 3 đến 4h chiều.

Hầu hết mọi người có thể tạo đủ vitamin D khi ra nắng hàng ngày trong khoảng 10 đến 15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Cách phơi nắng này có thể cung cấp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo từ các viện dinh dưỡng trên thế giới là 600-1000 IU trong một ngày cho trẻ 1-18 tuổi và 800-1000 IU ở người lớn.

Mọi người nên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian hợp lý để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Ảnh: Giang Huy

Bác sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết ngoài tắm nắng, một số thực phẩm như cá hồi, cá tuyết, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng... cũng cung cấp vitamin D nhưng chỉ khoảng 5% nhu cầu cần thiết mỗi ngày.

"Nếu không thể phơi nắng và thực phẩm không đủ cung cấp nhu cầu vitamin D cần thiết, bạn có thể bổ sung bằng thuốc nhỏ giọt hoặc dạng xịt cho trẻ em và viên vitamin D cho người lớn", bác sĩ Tường khuyên.

Theo bác sĩ Ngọc, loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa xương, dẫn đến tổn thương sức mạnh của xương, tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi kéo dài, tăng nguy cơ gãy xương, tàn phế và tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh có thể phòng ngừa được nếu mọi người cần cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hạn chế những thói quen hút thuốc, uống rượu bia, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tự ý mua thuốc.

Theo Cẩm Anh/VnExpress

  • Từ khóa

Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn giúp kiểm soát huyết áp cao

Người bệnh huyết áp cao cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát cân nặng, cắt giảm muối, bổ sung lượng kali, magie và canxi phù hợp.
09:15 - 27/04/2024
46 lượt xem

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Nhóm tác giả từ các cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ và Đan Mạch đã đạt được kết quả bất ngờ trong thử nghiệm liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
17:12 - 26/04/2024
456 lượt xem

Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?

Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục… Vậy có cách nào để tăng...
15:42 - 26/04/2024
484 lượt xem

Những ai cần tránh ăn súp lơ?

Súp lơ trắng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hạn chế ăn các loại rau họ cải...
14:20 - 26/04/2024
500 lượt xem

WHO: Khoảng trống miễn dịch do Covid-19 đe dọa trẻ em Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác, dịch vụ tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Trẻ em không được tiêm chủng có nguy cơ...
11:00 - 26/04/2024
593 lượt xem