190
/
161348
Người ăn nhiều thịt dễ bị thiếu vitamin nào?
nguoi-an-nhieu-thit-de-bi-thieu-vitamin-nao
news

Người ăn nhiều thịt dễ bị thiếu vitamin nào?

Thứ 5, 14/03/2024 | 10:59:00
2,067 lượt xem

Vì lượng thực phẩm chúng ta ăn vào mỗi ngày có giới hạn nên khi ăn nhiều thịt cũng đồng nghĩa với việc ăn ít rau củ, trái cây hơn. Điều này kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu một số loại vitamin quan trọng.

Chế độ ăn nhiều thịt, ít rau củ, trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu vitamin C và E. Cơ thể cần vitamin C để tạo collagen và chống lại các gốc tự do có khả năng làm hỏng tế bào. Vitamin C cũng giúp hấp thụ chất sắt, theo theo trang tin Popsugar (Mỹ).

Người ăn nhiều thịt dễ bị thiếu vitamin nào?- Ảnh 1.

Ăn quá nhiều thịt đỏ, ít rau củ và trái cây sẽ dễ gây thiếu vitamin và táo bón PEXELS

Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể cần ít nhất 10 mg vitamin C. Nếu thiếu quá nhiều vitamin C thì chỉ sau vài tuần, chúng ta có thể mắc bệnh Scorbut. Các triệu chứng của bệnh gồm trầm cảm, thiếu máu, mệt mỏi, viêm nhiễm và một số triệu chứng khác. Phần lớn lượng vitamin C chúng ta hấp thụ mỗi ngày lại đến từ rau củ và trái cây nên ăn ít các loại thực vật này sẽ dễ gây thiếu vitamin C.

Chế độ ăn nhiều thịt cũng khiến cơ thể dễ bị thiếu vitamin E. Vitamin E là một chất chống ô xy hóa, có tác dụng hỗ trợ miễn dịch và ngăn ngừa cục máu đông. Cơ thể cần 15 mg vitamin E mỗi ngày. Các món có nhiều vitamin E gồm bông cải xanh, dầu ô liu, hạt hướng dương, probina, biến trái bơ, kiwi và một số món khác.

Ngoài ra, thiếu vitamin còn phụ thuộc vào cách lựa chọn loại thịt. Ăn nhiều thịt đỏ như heo, bò thì sẽ dễ gây thiếu vitamin A. Tuy nhiên, nếu ăn gan bò, gan cá thì không những được cung cấp dồi dào lượng vitamin A mà loại thực phẩm này còn có biotin và folate. Đây là 2 loại vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hoạt động của tế bào.

Một vấn đề khác nữa có thể xảy ra khi ăn nhiều thịt là táo bón. Nguyên nhân là do thịt động vật dù nhiều protein nhưng lại thiếu chất xơ, ngay cả khi bạn dùng thực phẩm bổ sung chất xơ để giảm táo bón.

Khi đang áp dụng chế độ ăn nhiều thịt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo vẫn cần ăn thêm chất xơ từ thực vật để cải thiện sức khỏe vi khuẩn đường ruột. Nếu để mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột thì chế độ ăn nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều vấn đề sức khỏe đường ruột khác.

Hơn nữa, một số loại thịt lại có nhiều chất béo và làm tăng cholesterol, đặc biệt nếu bạn không tập thể dục. Thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác có hàm lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp. Chế độ ăn nhiều natri cũng có liên quan đến các vấn đề về thận. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người mắc huyết áp cao, cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch không nên ăn quá nhiều thịt, theo Popsugar.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/nguoi-an-nhieu-thit-de-bi-thieu-vitamin-nao-185240310175213748.htm 

  • Từ khóa

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
234 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
305 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
372 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
409 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
767 lượt xem