190
/
159562
6 lý do không phải quá lo lắng về JN.1, biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2
6-ly-do-khong-phai-qua-lo-lang-ve-jn-1-bien-the-moi-cua-vi-rut-sars-cov-2
news

6 lý do không phải quá lo lắng về JN.1, biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2

Thứ 2, 29/01/2024 | 16:11:00
1,916 lượt xem

Tính đến ngày 26-1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận tổng cộng 11 biến thể đáng lo ngại của vi rút SARS-CoV-2, bao gồm: Alpha (B.1.1.7), Beta (B.1.351), Gamma (P.1), Delta (B.1.617.2), Omicron (B.1.1.529).

Chủng JN.1 - Ảnh: KATHY KATELLA, Yale Medicine

Chủng JN.1 - Ảnh: KATHY KATELLA, Yale Medicine

Hiện nay xuất hiện biến thể con của Omicron BA.2.7.5 là JN.1 được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 8-2023, đã nhanh chóng trở thành chủng thống trị ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có ở nước ta.

Chúng tôi xin được chia sẻ với bà con sáu lý do để mình không phải quá lo lắng, sợ hãi về biến thể JN.1.

Thứ nhất, JN.1 không gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ Omicron khác. Mặc dù các triệu chứng như đau họng, mệt mỏi và đau đầu có thể xảy ra thường xuyên hơn một chút nhưng tỉ lệ nhập viện và tử vong không tăng hơn các biến thể khác.

Thứ hai, JN.1 có thể trốn tránh khả năng miễn dịch ở một mức độ nào đó, nhưng việc tiêm chủng và tiêm nhắc lại vẫn mang lại sự bảo vệ đáng kể chống lại bệnh nặng, nhập viện và tử vong. 

Những trường hợp tử vong thường gặp là những người chưa tiêm chủng hoặc chưa từng mắc bệnh COVID-19, hoặc có bệnh nền, suy giảm miễn dịch. Điều này làm giảm mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nói chung so với các biến thể làm suy yếu đáng kể khả năng miễn dịch hiện có.

Thứ ba, JN.1 thực sự có khả năng lây lan nhanh chóng, nhưng các biến thể phụ Omicron khác cũng vậy. Mặc dù mức độ lây lan nhanh của nó là đáng chú ý, nhưng nó không dẫn đến số ca nhập viện hoặc tử vong tăng vọt, góp phần tạo ra phản ứng ít quyết liệt hơn.

Thứ tư, ngành y tế đã có kinh nghiệm khi xử lý nhiều biến thể có khả năng lây truyền cao và đáng lo ngại như Delta, Beta và Omicron. Các cơ quan y tế và công chúng đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý đại dịch.

Thứ năm, các nỗ lực y tế công cộng và toàn bộ hệ thống chính trị của chúng ta đã chuyển sang cách tiếp cận toàn diện hơn, khoa học hơn, trong đó vấn đề tiêm chủng, xét nghiệm và can thiệp sớm đặt lên hàng đầu. 

Thay vì hoảng sợ trước từng biến thể mới, chúng ta đã có cách làm giảm thiểu tác động tổng thể của vi rút, bất kể các biến thể cụ thể nào đi nữa. Chúng ta cũng biết rằng vi rút SARS-CoV-2 luôn luôn biến đổi để tồn tại, nên chúng ta sẽ tiếp tục đương đầu với nhiều biến thể khác trong tương lai.

Thứ sáu, mặc dù chúng ta đã và đang ngăn chặn được dịch bệnh rất hiệu quả, nhưng chúng ta tuyệt đối không tự mãn. JN.1 vẫn gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng thực sự và việc tiếp tục cảnh giác cũng như tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như tiêm chủng, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và cải thiện hệ thống thông gió nơi ở vẫn rất quan trọng.

Bà con không nên hoảng sợ, hoang mang, nhưng cũng không được tự mãn, lơ là mất cảnh giác trước biến thể JN.1. 

Chúng ta hãy tiếp tục cập nhật thông tin và theo hướng dẫn của ngành y tế, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp vì sức khỏe của chính mình và gia đình mình.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/6-ly-do-khong-phai-qua-lo-lang-ve-jn-1-bien-the-moi-cua-vi-rut-sars-cov-2-202401291354319.htm 

  • Từ khóa

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
350 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
429 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
489 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
533 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
881 lượt xem