190
/
150472
Hai dấu hiệu phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng
hai-dau-hieu-phan-biet-benh-sot-xuat-huyet-va-benh-tay-chan-mieng
news

Hai dấu hiệu phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 17/07/2023 | 10:31:00
2,306 lượt xem

Hiện nay, nguy cơ dịch chồng dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng khiến bà con dễ nhầm lẫn bệnh. Cả hai bệnh nhiễm vi rút, có thể gây ra các triệu chứng giống nhau, nhưng nếu để ý một chút, hai bệnh có một số điểm khác biệt.

Ban phục hồi trên chân bé bị bệnh sốt xuất huyết - Ảnh: BS Úc Nguyễn

Ban phục hồi trên chân bé bị bệnh sốt xuất huyết - Ảnh: BS Úc Nguyễn

1. Sốt: 

Dấu hiệu sốt trong bệnh sốt xuất huyết rất khác biệt. Đó là một dạng sốt cao liên tục, nhiệt độ lên tới trên 39 độ C hoặc trên 40 độ C.

Bà con làm mọi cách như uống thuốc hạ sốt, nhét hậu môn, lau mát mà nhiệt độ hạ chỉ một chút thôi rồi sốt lại. Sốt xuất hiện đột ngột ngay ngày đầu tiên của bệnh. Có một số bệnh nhân sau hai ngày bị sốt cao thì sốt đột ngột giảm nhanh cũng giống như nó đột ngột đến. Tuy nhiên, bà con phải cảnh giác thấy nhiệt độ giảm đột ngột là có thể bệnh của bé đang chuyển nặng, cần kịp thời đưa vô bệnh viện.

Còn bệnh tay chân miệng thì thường không sốt hoặc sốt nhẹ trong những ngày đầu. Nhiệt độ thường không quá 38,3 độ C. Nếu như mấy ngày đầu sốt nhẹ, bỗng dưng vài ba ngày sau bé sốt cao vút lên trên 40 độ C hoặc 41 độ C, sốt liên tục trên hai ngày mà không có cách chi hạ sốt được. Lúc đó là bệnh tay chân miệng đang chuyển sang nặng hơn, trung tâm điều hòa thân nhiệt bị tổn thương nghiêm trọng rồi, bà con nên đưa bé vào bệnh viện liền.

2. Nốt đỏ trên da: 

Nốt đỏ trên da mà bà con hay gọi là phát ban. Phát ban của hai bệnh đều có xảy ra, nhưng diễn biến nốt ban sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng khác nhau nhiều lắm.

Ban đỏ trên da của bệnh sốt xuất huyết xuất hiện muộn hơn bệnh tay chân miệng vài ba ngày. Nó có hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu bắt đầu từ ngày thứ ba trở đi, trên da xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da có dạng chấm hoặc mảng màu đỏ và nổi bật hơn trên cánh tay, chân và mặt.

Ban đỏ trên da của bệnh nhân tay chân miệng xuất hiện sớm trong vòng một hoặc hai ngày kể từ khi bắt đầu sốt, các đốm nhỏ màu đỏ nhanh chóng chuyển thành mụn nước. Các mụn nước thường xuất hiện dưới dạng các tổn thương nhỏ, chứa đầy chất lỏng trên bàn tay, bàn chân và bên trong miệng.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/hai-dau-hieu-phan-biet-benh-sot-xuat-huyet-va-benh-tay-chan-mieng-20230717090527084.htm 

  • Từ khóa

Phát hiện sức mạnh tiềm ẩn của trứng đối với ung thư

Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chất dinh dưỡng phổ biến có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u và làm cho thuốc điều trị ung thư hoạt động tốt...
15:59 - 06/05/2024
185 lượt xem

Người Việt ít đi bộ, giới văn phòng chỉ 600 bước/ngày: Do quá bận rộn hay lười vận động?

“Làm ngày 8 tiếng, về nhà còn con cái, cơm nước, làm gì còn thời gian mà tập thể dục” hay “Suốt ngày tăng ca, công việc áp lực, thời gian làm việc không...
15:45 - 06/05/2024
181 lượt xem

Tự uống thuốc chống đông máu, coi chừng lợi bất cập hại

Sau khi có thông tin AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp là hình thành cục máu đông, nhiều người dân hoang...
15:05 - 06/05/2024
211 lượt xem

Trẻ em ôn thi cần ăn thực phẩm gì để bổ não, nhớ lâu?

Các cuộc thi học kỳ, cuối cấp... đang gần đến. Trẻ cần ăn những thực phẩm gì để bổ não, nhớ lâu, có khả năng tập trung học?
11:50 - 06/05/2024
263 lượt xem

Uống sữa lúc nào là tốt nhất để ngừa đau tim, đột quỵ?

Sữa là thực phẩm nổi tiếng giàu canxi, và nhiều người có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ.
09:10 - 06/05/2024
341 lượt xem